Trong hành trình du lịch Huế, khám phá Hoàng Cung Đại Nội, ở vòng trong cùng là Tử Cấm Thành Huế và vòng quan trọng nhất của chính quyền triều Nguyễn, đây là nơi ăn ở, sinh hoạt của vua, hoàng thân quốc thích.
Tử Cấm Thành Huế có nhiều cung điện nguy nga tráng lệ. Mặt tiền ở phía Nam chỉ có một cửa, mang tên đại cung môn là điện Cần Chánh, nơi làm việc của vua, tiếp đó là điện câu thành (nơi vua ở).
Phía sau điện Câu Thành là Cung Khôn Thái, nơi ở của hoàng hậu. Xung quanh có một loạt các công trình kiến trúc lớn nhỏ khác.
Bên ngoài hoàng cung còn có một kiến trúc được xây dựng vào đầu thế kỷ 19. Đó là khu vă lâu, một lầu, 2 tầng, là nơi niêm yết các chiếu thư, chỉ dụ của nhà vua, treo bảng vàng ghi tên các tiến sỹ, phó bảng trong các kỳ thi đình và cũng là nơi tổ chức cuộc vui mừng thọ nhà vua.
Dưới mái lầu có treo biển đề ba chữ lớn “Phu Văn Lâu”. Hai bên mặt tiền có hai tấm bia đá, khắc bốn chữ: “khuynh cái hạ mã” để nhắc nhở mọi người qua đây phải “nghiêng lọng, xuống ngựa” để tỏ lòng tôn kính.
Sân trước có đặt hai khẩu súng thần công loại nhỏ đúc bằng đồng.
Theo kiến trúc cũ thì Hoàng Thành có tổng thể 147 công trình lớn nhỏ, trong Tử Cấm Thành Huế có 40 kiến trúc nay không còn được bao nhiêu. Một số kiến trúc khác bị phá huỷ hoàn toàn trong thời chiến tranh như Cần Chánh, Càn Thành, Kiến Trung, đàn Nam Giao,… một số kiến trúc hư hại nặng như lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, cửa ngọ Môn, điện thái Hoà.
Khi dạo chơi trong Tử Cấm Thành Huế, du khách du lịch Huế có thể ghé thăm quan vườn ngự, là nơi mà ngày xưa vua và hoàng hậu, công chúa triều Nguyễn hay đến để thư giãn, nghỉ ngơi. Vườn Ngự ngày nay tuy không bằng ngày xưa nhưng vẫn được trùng tu lại có kiến trúc xinh xắn, có trồng một số hoa đẹp, dị thảo được lấy từ nhiều nơi của đất nước.
Nơi đây có một ngôi điện kiến trúc khá đẹp, có pha lẫn net cổ Phương Đông và kiến trúc Phương Tây đó là Điện Kiến Trung, được thiết kế, xây dựng thời Khải Định được dùng làm nơi sinh hoạt của vua Khải Định, Bảo Đại sau này, khi dạo qua điện, bạn sẽ thấy những đường nét, kiến trúc theo lối Tây Phương phần lớn, gồm 2 tầng, xây dựng bằng bê tông, cốt thép.
Ngày nay, đơn vị quản lý đã gắn thêm một số thiết bị phương tiện hiện đại bên ngoài nhưng không làm mất đi vẻ cổ kính của toà cung điện này và để giúp cho du khách du lịch thuận lợi trong việc thăm quan Tử Cấm Thành.
Đăng bởi: du lịch việt