Administrator

Cẩm nang du lịch, Tin tức - 05/04/2019 - 415 Lượt xem

Khám Phá Thành Nhà hồ – Công Trình Độc Nhất Vô Nhị Việt Nam

Thành Nhà Hồ là công trình kiến trúc độc đáo ở Việt Nam, thành nằm trên 2 xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, tỉnh Thanh Hoá. Công trình này hình thành là thành quả lao động của vua người dân xưa, được Hồ Quý Ly cho xây dựng vào năm 1397.

Thành còn có tên gọi là Tây Đô (Tây Giai) để khác biệt với Đông Đô (Thăng Long). Thành xây xong, Hồ Quý Ly cho di dời đô từ Thăng Long về Tây Đô. Theo ghi chép lịch sử năm 1397, đất nước trước nguy cơ xâm lượt của giặc giặc phương Bắc, Hồ Quý Ly chọn đất Tôn An (Vĩnh Lộc, Thanh hoá) để khởi công xây dựng kinh thành và chuẩn bị cho cuộc chiến chống giặc dài lâu, bên cạnh đó sẽ giúp hướng lòng dân và đoạn tuyệt với nhà Trần.

Kiến Trúc Xây Dựng Thành nhà Hồ.

thành nhà hồ

Thành xây dựng đáp ứng 2 tiêu chí về văn hoá mà UNESCO đưa ra để xếp hạng công trình kiến trúc. Đó là “thể hiện giá trị nhân văn, có tầm ảnh hưởng của lịch sử phát triển đất nước và khu vực của thế giới, đóng góp của công trình vào công cuộc xây dựng, phát triển kiến trúc nghệ thuật, điêu khắc, và tiêu chí về sự nổi trội của công trình, quần thể kiến trúc, kỹ thuật minh hoạ giai đoạn phát triển lịch sử nhân loại”.

Thành Nhà Hồ được các bậc thầy về phong thuỷ, xây dựng thời đó chọn vùng đất nằm ở khu vực sông mã và Sông Bưởi để xây dựng. Vị trí địa lý cực đẹp, phía bắc có núi Thổ Tượng, phía tây núi Ngưu Ngoại, phía đông núi Hắc Khuyển, phía nam là nơi giao nhau của sông Mã và sông Bưởi. Địa thế nào giúp cho thành trở nên dể thủ khó công.

Các chuyên gia xây dựng thành làm 3 bộ phận, La Thành, Hoành Thành và Hào Thành. Trong đó La Thành là bên ngoài cùng, chu vi 4km. Hào Thành được đào bao quanh 4 phía ngoài nội thành, cách chân thành theo các hướng khoảng 50m. Công trình có nhiệm vụ bảo vệ nội Thành trước sự tấn công của mọi kẻ thù.

thành nhà hồ 1

Hoàng Thành xây dựng trên mảnh đất gần hình vuông. Chiều dài Bắc – Nam 870,5m, chiều Đông – Tây 883,5 m. Bao gồm 4 cổng thành theo hướng Nam – Bắc – Tây – Đông gọi là có tên gọi là cổng Tiền – Hậu – Tả – Hữu. Các cửa điều có lối đi ở giữa. Hình cổng có dạng mái vòm. Phiến đá trên vòm được đục đẽo hình múi bưởi, xếp khít lên nhau.

Khi bạn có dịp thăm quan Thành nhà hồ, sẽ thấy cổng Tiền ở phía nam là cổng chính với 3 cửa, cửa giữ rộng 5,82m, cao 5,75 m, 2 cửa bên rộng 5,45 m, cao 5,35 m. Ba cổng còn lại chỉ 1 cửa. Tường Thành cao trung bình 5 – 6 m, chổ cao nhất là cổng tiền là 10m.

Công trình thiết kế nối liền cửa Nam là đường Hoa Nhai được lát đá dài 2,5 km đi về phía đàn tế Nam Giao xây dựng vào tháng 8/1402.

thành nhà hồ 2

Trước đây trong thành nhà Hồ có những công trình nguy nga tráng lệ như điện Hoàng Nguyên, cung Diện Thọ (nơi ở của Hồ Quý Ly), Đông Cung, Tây Thái Miếu, Đông Thái Miếu,… hoành tráng không thua kém gì với Thăng Long. Trải qua năm tháng chiến tranh và sự tàn phá của thời gian, những công trình trên đã không còn nguyên vẹn.

Khi bạn tìm hiểu về lịch sử thành Nhà hồ, một bí ẩn lớn nhất là sụ biến mất của đầu rồng trên cặp rồng được chạm khắc điêu luyện trong Hoàng Thành. Đôi tượng rồng này được các chuyên gia đánh giá là đẹp nhất còn sót lại ở Việt Nam.

Hình dáng rồng thân thon nhỏ dần về đuôi, uốn bảy khúc, phủ kín vảy. Đôi rồng này có giá trị nghệ thuật chạm khắc đặc thù thời Trần lúc hưng thịnh. Có giả thiết được nhiều người đưa ra là lúc quân Minh xâm lược đã chặt lấy đầu rồng và mang về nước.

Mặc dù không còn nguyên vẹn nhưng Thành Nhà Hồ ngày nay vẫn là di tích lịch sử có tầm quan trọng về giá trị văn hoá, lịch sử. Khi có dịp du lịch Thanh Hoá, đến thăm quan Thành bạn sẽ có dịp chiêm ngưỡng sự độc đáo của công trình xưa cũ, được tạo nên bởi bật thầy về kiến trúc và đây là điểm đến cuốn hút bởi nhiều du khách trong và ngoài nước.


Đăng bởi: du lịch việt

5/5 - (1 bình chọn)
Thẻ:

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946