Thành cổ Sơn Tây là một toà thành được xây dựng bằng đá ong duy nhất tại Việt Nam. Thành xây dựng từ năm 1822, nằm ở địa phận thị xã Sơn Tây, trên khu đất hình vuông, mỗi chiều gần 400m, cách thủ đô Hà Nội 42km. Thành thu hút hàng triệu khách du lịch Hà Nội hàng năm.
1. Lịch Sử Hình Thành Phát Triển.
Thành được xây dựng vào năm 1822 thời vua Minh Mạng lần thứ 3, còn nhiều vết tích lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Thành cổ Sơn Tây là chứng tích lịch sử đầu tiên và duy nhất được xây bằng đá ong trên khuôn viên rộng 16ha. Thành là thủ phủ Tam Tuyên gồm Sơn Tây, Hưng Hoá và Tuyên Quang dưới thời nhà Nguyễn.
Trong kháng chiến chống thự dân Pháp, thành bị rơi vào tay địch vào ngày 16/12/1883. Chiến tranh kết thúc thành cổ Sơn Tây được chọn làm nơi tổ chức các hội nghị quan trọng của chính phủ nước ta. Thành được bộ văn hoá thông tin và Du Lịch công nhận là di tích lịch sử và Kiến Trúc vào năm 1994.
2. Hướng Dẫn Đi Đến Thành Cổ Sơn Tây.
Là một di tích nổi tiếng nằm tại phường Lê Lợi, thị xã Sơn Tây, bạn có thể đi bằng nhiều phương tiện khác nhau như xe bus, xe máy. Hiện một số tuyến xe bus đi qua thành cổ Sơn Tây như: số 70, 71, hoặc 77.
Nhiều bạn trẻ, mê phượt hay chọn giải pháp đi xe máy theo lộ trình theo quốc lộ 32 đến thị xã Sơn Tây tầm 42km là đến thành cổ Sơn Tây. Bạn có thể thoả thích thăm quan nhiều thắng cảnh đẹp tại thành cổ. Vì địa điểm du lịch ở khá gần với thủ đô nên có thể đi về trong ngày.
Nếu bạn là người tỉnh khác để khỏi sợ lạc có thể chọn tour du lịch để đi theo đoàn, có hướng dẫn viên thuyết trình về lịch sử hào hùng của vùng đất và không sợ đi lạc và chi phí cho chuyến đi 1 ngày cực thấp.
3. Kiến Trúc Thành Cổ Sơn Tây.
Khi đến thành cổ du khách sẽ thấy tường thành được xây dựng hoàn toàn bằng đá ong, là loại vật liệu chịu đựng được nắng mưa, chắc chắn, có 4 cổng Đông, Tây, Tiền, Hậu, mỗi cổng có vọng lâu. Xung quanh thành có hào sâu chừng 3m, rộng 20m, chu vi thành khoảng 2000m.
Trong thành có 4 khẩu súng cổ đặt tại 4 góc thành và điện Kính Thiên là nơi nghỉ của nhà vua khi đi kinh lý. Ngoài ra có dinh thự và công đường của các quan đầu tỉnh, kho lương thực, trại lính.
Bên trong thành là một toà kỳ đài to lớn hình tháp 8 cạnh, cao 18m, được bố trí nhiều cửa sổ hướng ánh sáng mặt trời. Kỳ đài vừa là tháp canh vừa là cột cờ của thành trì, là điểm tuần tra thích hợp cho quân lính An Nam.
Khi vào bên trong tháp du khách sẽ thấy một số cầu thang đá với kiến trúc xoáy trôn ốc có 50 bậc đá dài. Năm 1940, đỉnh tháp này có lắp hệ thống âm thanh tín hiệu để báo động khi có biến động xảy ra. Bên dưới chân tháp là hai giếng nước to, nước trong xanh, mát lạnh tạo nên vẻ đẹp yên bình lãng mạn.
Nói về sự độc đáo của công trình thành cổ Sơn Tây phải kể đến Điện Kính Thiên và cổ Vọng Cung là nơi sinh hoạt hằng ngày của nhà vua. Ngoài hệ thống phòng thủ vững chắc thành đã bố trí 3 khẩu đại bác to lớn phục vụ cho công tác bảo vệ thành trì. Với vị trí đác địa và quy mô lớn, thành cổ hiện lên là một thành trì vững trãi, với mệnh danh là pháo đài vững chãi nhất của đất nước ta thời xưa.
Trải qua hơn 200 năm dưới sự tàn phá của chiến tranh, thời tiết đã huỷ hoại nhiều nơi trong khu cổ thành, giờ chỉ còn lại dấu tích một số đoạn tường thành, khẩu súng thần công, giếng nước cổng thành và một số kiến trúc Điện Kính Thiên, Vọng Cung… Tuy nhiên Thành Cổ Sơn Tây vẫn hiện lên với vẻ đẹp cổ kính đặc sắc. Có dịp đến với thủ đô du khách hãy khám phá thêm.