Sông Lam là dòng sông nổi tiếng tại Nghệ An. Dòng sông mang một vẻ đẹp dân dã, huyền bí, gắn liền biết bao kỷ niệm với những người con xa quê vào thành phố lập nghiệp.
Khi nói đến xứ Nghệ thì nhiều du khách sẽ nghĩ ngay đến dòng sông Lam huyền thoại, là dòng sông tạo nên cốt cách, khí phách tâm hồn của người dân xứ Nghệ. Trải qua hàng ngàn năm mang nặng phù sa bồi đắp quê hương, sông cũng không nhớ nổi đã có bao nhiêu du khách xa quê nhớ đến hương vị của dòng sông.
I. Văn Hoá Thời Kỳ Đồng Thau Tại Sông Lam.
Dòng sông này còn có tên gọi khác là sông Cả Di tích văn hoá sông Lam còn bao gồm cả cư dân cùng thời của vùng Hà tĩnh.
Các nhà khảo cổ trước đây đã phát hiện được một số di tích thuộc sơ kỳ thời đại đồng thau tại vùng lưu vực này như nhóm di tích Đền Đồi. Với các dụng cụ bằng đá và đồ gốm ở di tích, các nhà khảo cổ học nhận định: cư dân vào thời đó đã có một trình độ tương ứng với người sống vào thời văn hoá Phùng Nguyên, cồn Tiên và Hoa Lộc.
Cư dân ở vào sơ kỳ thời đại đồng thau tại lưu vực sông Lam cũng đã trải qua các giai đoạn trung và hậu kỳ đồng thau, tiếp theo sau giai đoạn sơ kỳ, với những nét văn hoá cá biệt của riêng mình. Tuy nhiên nhóm cư dân nàycũng vẫn thể hiện được một trình độ tương ứng với các cư dân tịa vùng châu thổ sông Hồng, sông Mã, cùng trong một giai đoạn Họ đã hoà nhập vào giai đoạn văn hoá Đông Sơn tiếp theo đó, vào khoảng thời gian từ thế kỷ 7 trước công nguyên tới thế kỷ thứ nhất sau công nguyên.
II. Vẻ Đẹp Của Dòng Sông Lam.
Để có thể cảm nhận được sự an lành và phong phú của văn hoá của người dân tại khu vực dòng sông Lam chảy qua. Từ Cửa Hội, là nơi cuối dòng chảy của dòng sông về với biển cả, khi ngắm nhìn cảnh sông Cả tại đây bạn sẽ cảm nhận sông như một người mẹ hiền hoà, ẩn chứa sự vĩ đại của dòng sông, mang nhiều kỳ tích lịch sử.
Với khoảng không gian mênh mông, hoà mình vào biển cả. Xung quanh cửa Hội không có núi non trùng điệp, không có những cánh rừng, những núi đá dựng đứng, đoạn cuối dòng sông Lam em đèm đến lạ thường. Khi du khách du lịch Nghệ An vào mùa mưa, nước sông Cả đục hơn, dâng lên. Khi hoà vào biển cả thì dòng nước lại chuyển màu sang trong xanh, màu nước càng xanh tỷ lệ với độ mặn.
Ngoài cửa Hội với vẻ đẹp thơ mộng của những cồn bãi vươn ra biển cả, những bãi sò huyết Cửa Lò nổi tiếng đã thu hút nhiều du khách du lịch Cửa Hội. Mỗi sáng sớm thức dậy, khi ánh mặt trời còn chưa kịp ló lên khởi mặt nước Cửa Hội thì chợ cá đã tấp nập nhiều tàu thuyền trở về với tôm cá đầy khoan, người người đi chợ mua những chú cá tươi ngon về làm cơm cho gia đình.
Khi du khách đi ngược cầu bến Thuỷ là đến nơi dòng sông La hợp với sông Cả (sông Lam) đổ ra biển Đông. Đi qua cầu Bến Thuỷ 2 dọc bờ sông Lam là bãi ngô biêng biếc trải dài bát ngát. Vào thời kháng chiến trống Pháp và Mỹ, những bãi ngô khoai này đã mang nặng những chiến công hiển hách cùng địa danh đi vào lịch sử: Bến Phà Đô Lương, Bến Thuỷ, Vạn Rú…
Dòng sông Lam bắt nguồn từ lãnh thổ nước Lào, chảy sang nước ta với chiều dài hơn 360km. Khi vào Việt Nam, 2 dòng Nậm Sơn và Nậm Mộ trải qua bao ghềnh thác, hiểm trở tại huyện Kỳ Sơn và Tương Dương, hai dòng này gặp nhau tại ngã 3 cửa Rào, xã Xá Lượng. Từ đây, dòng sông mang tên sông Cả và nó là huyết mạch của xứ Nghệ, góp phần hình thành nên nền văn hoá đặc sắc của địa phương.