Administrator

Tin tức - 03/06/2019 - 387 Lượt xem

Khám Phá Quần Thể Di Tích Điện Biên Phủ

Di tích Điện Biên Phủ là địa danh gắn liền với chiến thắng vĩ đại của quân dân Việt Nam trong những năm từ 1946 đến năm 1954 và kết thúc huy hoàng vào ngày 7/5/1954. Tên của những quần thể này gắn liền với tên núi, tên sông, tên đất nơi đã từng xảy ra trận đánh oanh liệt của quân và dân ta trong 56 ngày đêm.

di tích điện biên phủ

Trên vùng đất Điện Biên Phủ có nhiều di tích lịch sử, trong đó có những di tích sau:

1. Quần thể di tích chiến thắng ở Điện Biên Phủ nằm ở trung tâm thành phố Điện Biên. Sau 56 ngày đêm chiến đấu ác liệt, 16.200 quân địch bị giết và bị bắt sống, 62 máy bay các loại bị bắn rơi và bị phá huỷ, kế hoạch Nava của Pháp và Mỹ bị đánh bại. Thực dân Pháp phải ký hiệp định Giơ Ne Vơ thừa nhận nền độc lập của Việt Nam.

Trong quần thể di tích này có các hạng mục đã được nhà nước Việt Nam xếp hạng như các trận địa pháo, máy bay địch, cầu Mường Thanh, sông Nậm Rốm,…

2. Bảo tàng quân đội nhân dân ở Điện Biên đang lưu giữ nhiều hiện vật trong cuộc chiến đấu của quân và dân Việt Nam, được trưng bày trong nhà và cả ngoài trời.

3. Nghĩa trang đồi A1 là nơi yên nghỉ của các chiến sỹ quân đội nhân dân Việt Nam đã hy sinh trong cuộc chiến ở Điện Biên Phủ.

4. Đồi A1 là nơi bộ đội Việt Nam đã chiến đấu trong suốt 56 ngày đêm, đến tối ngày 6/5/1954 quân đội ta mới làm chủ được trận địa.

5. Sân bay Mường Thanh, cứ điểm 206 năm xưa và cũnglaf sân bay trung tâm của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Sân bay này hiện nay đã được nâng cấp thành sân bay Điện Biên trong hệ thống đường bay nội địa của hàng không dân dụng.

6. Hầm chỉ huy quân đội Pháp của tướng Đờcáttơri nằm ở trung tâm lòng chảo Điện Biên.

7. Đồi Him Lam mà trận đánh giải phóng đồi này là vào ngày 13/3/1954.

8. Đồi độc lập mà trận đánh giải phóng đồi này là ngày 15/3/1954.

9. Các đồi C, D, E là những triền đồi đã diễn ra các trận đánh rất ác liệt hiện được giữ nguyên trạng, được gắn tên của quả đồi bằng chữ khá to trên vị trí dễ quan sát: C, D, E, từ xa có thể nhìn thấy.

Tren đồi D1, ngày 7 tháng 5 năm 2004, đã đặt tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ trong dịp tổ chức lễ Kỷ niệm 50 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

di tích điện biên phủ 1

Trong di tích Điện Biên Phủ có tượng đài bằng đồng lớn nhất cả nước này có chiều cao 12, 6m, bệ tượng cao 3,6m và nặng 220 tấn do nhà điêu khắc Nguyễn Hải (bảo tàng mỹ thuật Việt Nam) thiết kế; phần đúc tượng được tiến hành ở huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, phần vận chuyển tượng từ Nam Định lên Điện Biên do công ty dịch vụ vận tải II của Bộ Giao Thông – Vận Tải đảm nhận.

10. Hầm chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ của bộ đội Việt Nam ở xã Mường Phăng, đầu nguồn sông Nậm Rốm. Đây là một xã của huyện Điện Biên tỉnh Lai Châu trước đây, có 4 dân tộc cùng sinh sống là Thái, Mông, Khơ Mú và Kinh, chủ yếu làm ruộng bậc thang viền quanh chân núi.

Ngay từ những ngày đầu kháng chiến, xã Mườn Phăng đã được chọn làm căn cứ kháng chiến chống Pháp, có sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ của đại tướng Võ Nguyên Giáp nằm trên một quả đồi về phía bắc của rừng nguyên sinh có diện tích 200 ha, có nhiều loài cây cổ thụ quý như lát, nghiến, chò chỉ, dẻ, dổi,… Cùng hàng trăm loài cây cỏ, dây leo, mang vẻ hoang sơ, trong lành của khu rừng hẻo lánh.

di tích điện biên phủ 2

Cùng với hầm của sở chỉ huy chiến dịch, còn có hầm của tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái gần kề. Ở hai căn hầm lịch sử này thường diễn ra các cuộc họp giao ban của cơ quan chỉ huy chiến dịch và là nơi làm việc của hai vị tướng của quân đội nhân dân Việt Nam. Lúc bấy giờ các chiến sỹ công binh đã đào đường hầm ngầm xuyên núi để nối hai hầm trên.

Đường hầm xuyên núi có chiều cao gần 2m và rộng 1m. Gần hai hầm chính trên còn có hầm và lán của các chuyên gia quân sự, ban chính trị, các chiến sỹ thông tin và các cảnh vệ. Về phía bên triền đồi gần đó có đài quan sát của bộ chỉ huy chiến dịch có thể nhìn rõ toàn bộ vùng lòng chảo thung lũng Mường Thanh cách đó trên 10km theo đường chim bay.

Khu căn cứ kháng chiến di tích Điện Biên Phủ này được khôi phục năm 1989 theo những dấu vết cũ và những năm sau nhiều công trình tôn tạo được tiến hành thêm để góp phần vào lễ kỷ niệm 50 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 2004. Chính ở Mường Phăng là nơi diễn ra lễ duyệt binh mừng chiến thắng của các đơn vị quân đội nhân dân Việt nam đã tham gia chiến dịch nổi tiếng này.

Du khách đến thăm quan khu di tích Điện Biên Phủ còn có dịp tìm hiểu các giá trị văn hoá truyền thống, gồm các điệu múa xoè, múa sạp, múa quạt, múa khăn, ném còn, hát đối, múa khen, thổi khèn lá, hát giao duyên,..vv… và những mặt hàng của các nghề truyền thống đặc sắc của các dân tộc ở các làng, bản gần kề Mường Phăng.


Đăng bởi: du lịch việt

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946