Administrator

Tin tức - 18/09/2019 - 353 Lượt xem

Khám Phá Những Lễ Hội Văn Hoá Cao Bằng

Cao Bằng là một tỉnh miền núi phía Bắc nước ta với nền văn hoá độc đáo. Lễ hội Cao Bằng khá đa dạng, khi du lịch Cao Bằng chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của thác Bản Giốc, suối Lê Nin, Hang Pắc Bó,…du khách có dịp hoà mình vào lễ hội đặc sắc này.

Hiện ở Cao Bằng, người Tày sống hầu hết ở các huyện, chiếm số lượng khá lớn trong tỉnh, có truyền thống văn hoá lâu đời, có chữ viết riêng (nhóm ngôn ngữ Tày – Nùng).

Hoàn cảnh kinh tế có điều kiện khác hơn các dân tộc khác. Người Tày thể hiện sắc nét văn hoá đặc thù theo truyền thống, qua các lễ hội Cao Bằng được tổ chức tại các bản làng, ca hát đối đáp, hát ví, hát then. Nhạc cụ của người Tày cũng khá độc đáo, tiêu biểu là đàn tính đặc trưng.

Người Nùng sống chung với người Tày như môi với răng. Do vậy, văn hoá Nùng chịu nhiều ảnh hưởng của dân tộc Tày. Người Dao sống ở vùng núi thấp, văn hoá có ít nhiều hạn chế, còn vương những tập tục lạc hậu. Người H’Mông sống trên các vùng núi cao hẻo lánh, ngôn ngữ thuộc nhóm H’Mông – Dao rất sành điệu với các loại khèn đàn môi để gọi bạn tình và ca ngợi cảnh sắc nước non cùng cuộc sống đang có.

Dưới đây là một số lễ hội Cao Bằng đang được lưu truyền trong các dân tộc miền núi tại Cao Bằng.

1. Hội mời mẹ trăng: của người Tày ở vùng Đông Khê (với mục đích mời mẹ Trăng ban điều lành) có các trò vui như chọi gà, đánh quay, đánh yến… Lễ hội kết thúc với nghi thức gọi là “Slống Hai” (tiễn đưa trăng về tời ở ngoài đồng).

2. Lễ hội xuống đồng.

lễ hội lồng tồng

Còn gọi là hội Lồng Tồng của người Tày Nùng, có nghi thức đọc bài văn tế thần lão nông cày một đường tượng trưng ở ruộng, có các trò chơi hấp dẫn như ném còn, giao duyên, đẩy gậy, chơi đu, ngừoi Tày thì hát lượn còn người Nùng thì hát sli.

Các cuộc hát này do nam nữ thanh niên biểu diễn ra giữa khung cảnh thiên nhiên ở bờ suối hay ven rừng.

3. Lễ Hội Chùa Thanh Minh.

lễ hội mời mẹ trăng

Hội lễ chùa diễn ra sau tết Nguyên đán ở hầu hết các chùa trong tỉnh Cao Bằng, tiêu biểu nhất là tại thành phố Cao Bằng và tại huyện Hoà An. Cách thức cũng tương đồng với cách thức của người Việt. Lễ hội thanh minh cũng diễn ra vào khoảng tháng 3 như lễ người Việt, nhưng lễ của người Tày – Nùng còn có ý gợi nhớ đến truyền thuyết một đôi trai gái yêu nhau mà không lấy nhau được nên nhảy xuống giếng tự vẫn.

Cảm thương tình cảnh này, dân lập miếu thờ, và cứ vào mỗi dịp lễ tiết thanh minh, các đôi trai gái tới miếu dâng hoa cúng lễ rồi ngôi bên bờ giếng trò chuyện ôn lại chuyên tình trắc trở ngày xưa.

4. Lễ hội du lịch thác Bản Giốc.

lễ hội cao bằng

Hiện nhu cầu du lịch thác Bản Giốc đang ngày một phát triển, Thác Bản Giốc thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến thăm quan, Lễ hội Thác Bản Giốc tổ chức trong những năm gần đây để giới thiệu địa điểm du lịch nổi tiếng cũng như những văn hoá đặc sắc của địa phương đến cho cộng đồng du khách.

Lễ hội diễn ra ngay thác Bản Giốc để khách du lịch có thể vừa tham gia lễ hội vừa ngắm cảnh thác Bản Giốc xinh đẹp hùng vĩ nhất nước ta.

Trong lễ hội này, phần nghi lễ được diễn ra tại chùa phật tích Trúc Lâm Bản Giốc với nhiều nghi thức như rước nước thiêng từ thác lên chùa, lễ cầu quốc thái dân an… Trong nội dung lễ là những chương trình văn nghệ đặc sắc do những thanh niên, và nghệ sỹ địa phương thể hiện. lễ hội Cao Bằng này còn có những trò chơi truyền thống hấp dẫn du khách và văn hoá ẩm thực Cao Bằng thu hút nhiều đơn vị tham gia.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946