Administrator

Tin tức - 30/10/2019 - 404 Lượt xem

Khám Phá Nét Văn Hoá Chợ Tình Sapa Đặc Sắc

Chợ tình Sapa là một phiên chợ mang nhiều nét văn hoá đặc sắc thu hút của vùng núi Tây Bắc. Phiên chợ thường diễn ra vào tối thứ 7, với sự tham gia đông đảo của người dân tộc và sự hiếu kỳ của nhiều du khách khi du lịch Sapa. Trong bài viết này Du Lịch Việt sẽ giải đáp mọi thắc mắc của các bạn xoay quanh khu chợ tình độc đáo này.

1. Chợ Tình Sapa Là gì ?

chợ tình sapa

Chợ tình Sapa không phải đem tình yêu ra bán giữa chợ. Xin đừng tưởng nghĩ quá xa. Cũng đừng tưởng tượng quá nhiều mà thất vọng như một số đông người chỉ nghe mà không thấy. Chợ tình chính là nơi giao lưu gặp gỡ của những nam thanh, nữ tú của các dân tộc miền núi. Họ đến để giao lưu và gửi gắm tình cảm yêu đương của mình.

Thật ra, người dân tộc đem sản phẩm tự tay làm ra để bán ở chợ. Đây là cách khoe kỹ năng, nghề nữ công của các cô gái, của những phụ nữ đảm đang. Vì đi bộ đường xa, từ các bản làng xa xôi, heo hút ở núi rừng, hoặc từ những thung lũng thăm thẳm, các cô gái ở lại qua đêm tại thị trấn chờ sáng ngày hôm sau quay về. Tất nhiên có những cơ hội tình cờ trai gái gặp nhau và khi chợ tan, các sạp bán hàng đóng lại, các cô cậu ngồi, đứng trò chuyện chờ sáng. Dịp này cũng là để các trai làng xa bày tỏ tài nghệ tháo vát của mình.

Trong bối cảnh tự nhiên, lòng người thanh nhã, không có gì gọi là thô tục, sỗ sàng. Trai gái được tự do làm quen, thoải mái không nặng nề mặc cảm, câu nệ.

Từ chuyện buôn bán, mưu sinh đến hiện tượng mở rộng tình yêu đi đến hôn nhân, thực tế là đã có nhiều đôi vợ chồng hình thành, nhiều gia đình mới được tổ chức, sinh con đẻ cái đầy đàn bắt nguồn từ đây. Và càn nhiều nơi khác nữa ở miền cao Bắc bộ cũng có chợ tương tự như vậy. Và nảy sinh ra tên gọi “chợ tình” theo sự diễn tả hứng thú của du khách du lịch Sapa.

2. Thăm Quan Chợ Tình Sapa.

chợ tình sapa 2

Chợ tình Sapa nổi tiếng vì lẽ thị trấn này là điểm du lịch nghỉ mát thu hút đông đảo du khách từ hàng trăm năm quan.

Những phiên chợ cuối tuần ở Sapa mang tính đặc thù. Là nơi tụ hội của nhiều dân tộc thiểu số sống xa cách ở vùng cao, có bản sắc văn hoá, phong tục riêng. Các phiên chợ này như là thực hiện những ước hẹn truyền thống của tuổi trẻ, của yêu cầu sinh tồn phát triển dòng giống.

Sự xa cách về địa thế núi non, đường đi nước bước và sự xa cách về tình cảm thông giữa dân tộc này với dân tộc khác từ lâu vốn là nhược điểm, là sự ngăn trở, ngăn chặn giữa sự tăng trưởng dân số cũng như kiến thức về miền cao, vùng sâu, vùng xa.

hoa đào trên đồi chè sapa

Chính vì vậy, cần có những phiên chợ ước hẹn, những phiên chợ phóng khoáng để trai gái lặn lội đường xa, tìm đến với nhau. Họ làm một công hai ba việc hữu ích: vừa bán buôn sản phẩm làm ra, vừa mua được những thứ thiết yếu cho cuộc sống, vừa để được yêu đương đích thực, làm cho đời tươi đẹp hơn.

3. Diễn Biến Chợ Tình Sapa.

Hình ảnh sinh động của một phiên chợ tình được ghi lại qua một bài tường thuật trong tập du lịch Lào Cai có chia sẻ như sau:

“Miền núi cao, các bản làng nhiều dân tộc thường ở cheo leo trên đỉnh núi hoạc ẩn mình ven rừng cây, nhiều thôn bản chỉ có đăm bảy nhà. Cuốc ống công việc thường ngày trong môi trường khép kín. Vì thế ai ai cũng mong ngày đến chợ, nhất là thanh niên nam nữ náo nức đến chợ phiên, nơi trao đổi hàng hoá, đồng thời là nơi gặp gỡ của tình yêu.

Nhiều thôn bản ở xa nên đồng bào thường đi chợ từ chiều hôm trước. Khi mặt trời xế bóng, là lúc những đôi trai làng gái bản hối hả về chợ. Các cô gái với bộ trang phục mới còn thơm mùi chàm, cùng các dải hoa văn rực rỡ càng tang thêm vẻ đẹp của núi rừng. Các chàng trai cũng rút cây sáo, đàn môi thổi vài điệu dân ca quen thuộc.

Khi màn đêm buông xuống, bên ngọn lửa rực ấm tình người hay dưới những rặng cây gần chợ, những điệu hát giao duyên vang lên. Lúc đầu họ còn hát tập thể, về sau tưng đôi tách ra, thủ thỉ tâm tình. Lúc này tiếng hát không còn đủ khả năng diễn tả tình cảm nữa mà phải mượn đến lời nói yêu thương, ánh mắt với ánh mắt, bàn tay nắm chặt bàn tay.

chợ tình sapa 1

Ở Bắc Hà, sáng sớm các chủ quán đã dậy giết dê, mổ ngựa nấu thắng cố. Khi mặt trời chưa kịp nhô khỏi núi, từng tốp nam nữ thanh niên nườm nượp về chợ. Các cô gái vai đeo gùi hàng mà ánh mắt vẫn ngước nhìn và đôi tai lắng nghe tiếng hát của các chàng trai. Về chợ ai cũng mang hàng.

Các chàng trai còn mang theo cây sáo, cây khèn hoặc xách theo con gà, chai mật ong bán lấy tiền mời bạn vào hàng thắng cố. Ai cũng mong gặp bạn tri kỷ. Thanh niên thì muốn tìm được bạn đời trong tương lai. Họ đi chợ để chơi, tìm bạn chứ không bận tâm tính toán mua, bán. Góc có tiếng khèn, tiếng sáo là các chàng trai cường tráng và lanh lợi đang thử hàng cần mua. Nơi bán thổ cẩm, đồ thêu là các cô gái khoe tài nhuộm vải, thêu dệt hoa văn.

Số tiền thu được, với các chàng trai sẽ phục vụ ngay cho buổi làm quen. Những bát thắng cố nghi ngút khói bên bát rượu nồng chao đi chao lại. Khi mặt trời ngả về Tây, chàng trai chuếch choáng, má cô gái rực hồng, lúc đó bữa tiệc mới tạm dừng, chỉ còn những tiếng đàn môi thủ thỉ.

Ven đường, từng đôi nam nữ bịn rịn chia tay. Màn sương búi buông xuống. Chợ đã tan, nhưng ai ai cũng khắc khoải, đợi chờ đến phiên tới.”

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946