Administrator

Tin tức - 10/08/2019 - 521 Lượt xem

Khám Phá Lễ Hội Cồng Chiêng Của Người Mường, Hoà Bình

Khi có dịp đến với tỉnh Hoà Bình vào dịp cuối thu, du khách sẽ có cơ hội trải nghiệm lễ hội cồng chiêng đặc sắc của địa phương. Bạn sẽ nghe âm thanh vang lên từ khắp xóm làng tiếng cồng chiêng xứ Mường vang vọng theo tiếng gió reo vi vu nơi núi rừng. Âm thanh cồng chiêng tạo cho du khách cảm giác náo nức tràn về, xua tan bao âm thanh phố thị trước đây.

Đây là một lễ hội lớn của dân tộc Mường ở Hoà Bình. Các phường Bùa gồm những người biết hát và biết đánh cồng chiêng xách cồng chiêng đi hát để chúc mừng các gia đình, phường theo thứ tự để đánh chiêng, đọc thơ ứng khẩu, ca ngợi gia chủ,m chúc làm ăn phát đạt và sức khoẻ, hạnh phúc.

lễ hội cồng chiêng

Các gia chủ đem lễ vật ra và cùng hát đối đáp lại. Các phường bùa đi hết nhà này sang nhà khác, vì vậy việc tổ chức lễ hội Cồng Chiêng, Xéc Bùa có nhiều phường bùa cùng chia nhau đi khắp vùng.

Một khi đi du lịch Hoà Bình, đến với lễ hội cồng chiêng người Mường du khách sẽ thấy được những màn trình diễn đặc sắc, hoà mình vào những âm thanh lúc rộn ràng, sôi động, lúc trầm bổng, sâu lắng, nhịp nhàng của tiếng cồng chiêng và bạn sẽ được tham dự những trò chơi dân gian đầy đặc sắc như nén còn, đẩy gậy, ăn những món ăn đặc sản của địa phương.

lễ hội cồng chiêng ra đời phát triển trên nền tảng của nông nghiệp lúa nước. Lễ hội tổ chức hàng năm vào mùa xuân với mong muốn có được một mùa bội thu, mưa thuận gió hoà. Nhiều năm trở lại đây lễ hội tổ chức vào tháng giêng, có tên gọi là lễ hội Cồng – Chiêng khai hạ nhằm giữ gìn, phát triển giá trị truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc Mường.

lễ hội cồng chiêng 1

Trong lễ hội Cồng Chiêng có những chương trình đặc sắc được đông đảo du khách mong đợi nhất là cuộc thi sắc bùa hấp dẫn cạnh đó là đánh đồng mảng, đi cà kheo, chơi đu, kéo co, ném còn, bắn nỏ, hát giao duyên, cạnh đó là cuộc thi nấu ăn. Nhiều món ăn dân gian được chế biến hết sức độc đáo. Khách mời sẽ có cơ hội thưởng thức những món ăn ngon trong không khí ấm cúm tại địa phương.

Cuối buổi lễ đã để lại cho du khách những ấn tượng khó phai về giao lưu văn hoá, văn nghệ, thi sắc đẹp trong trang phục dân tộc. Mọi người cùng nhau vui ca, uống rượu cần, đốt lửa trại. Xung quanh đống lửa là trai gái nắm tay ca hát trong lễ hội truyền thống giữa rừng núi đại ngàn, trong màn đêm bao phủ tạo cảnh giác huyền thoại, gần gũi, thân thương khiến ai đến đây cũng không thể nào quên.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946