Administrator

Tin tức - 19/04/2019 - 491 Lượt xem

Khám Phá Khu Căn Cứ Thành Tân Sở

Thành Tân Sở còn có tên gọi là Sơn phòng Tân Sở toạ lạc tại làng Mai Đàn, xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Được bộ văn hoá – Thông tin công nhận là di tích cấp quốc gia vào ngày 16/1/1995.

Đây được công nhận là thành luỹ quân sự cuối cùng cuả triều đại phong kiến, nơi chứng kiến sự phát triển của phong trào Cần Vương chống lại quân Pháp đầu thể kỷ 20.

thành tân sở

Theo ghi chép sử sách, thành Tân Sở là khu căn cứ cũ được xây dựng từ năm 1883 dưới triều đại nhà Nguyễn. Lúc bấy giờ vua nhà Nguyễn đã dự kiến quân đôi thực dân Pháp có thể tấn công kinh đô Huế nên đã giao cho quan phụ chính là Nguyễn Văn Tường huy động cả quân đội và người dân ở xã Cam Chính, huyện Cam Lộ tập trung công sức sớm hoàn thành căn cứ Tân Sở.

Theo thiết kế xây dựng Thành Tân Sở, khu căn cứ này được đắp ba lớp thành đất nện kỹ và trồng dày tre phía trên thành. Ba bờ tre chính cách nhau từ 5 đến 21 m và có một bờ tre phụ khác. Chiều dài của thành là 548m, chiều rộng là 418m và có 4 cửa là cửa Tiền, cửa Hậu, cửa Tả và cửa Hữu.

Tổng diện tích là 22,9ha. Trên diện tích này có nhiều doanh trại và các cơ sở làm việc của cơ quan triều chính. Bốn khẩu súng thần công được đặt ở bốn góc của thành luỹ tăng thêm vẻ uy thế của triều Nguyễn.

Ngày 23 tháng 5 năm Ất Dậu, tức ngày 5/7/1855, kinh đô Huế bị chiếm.  Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi đến khu căn cứ Thành Tân Sở. Ngày 13/7 năm này, vua hạ chiếu Cần Vương, kiêu gọi nhân dân đánh Pháp, cứu nước.

Ngày 19/9/1885 giặc Pháp đánh chiếm Thành Tân Sở và đốt phá các công trình trên địa bàn Tân Sở thành bình địa. Vào năm 1958 chế độ nguỵ quyền miền Nam xây sân bay ở phía tây vùng đất Tân Sở, phần đất còn lại thì đặt trụ sở của huyện lỵ Hương Hoá.

Sau năm 1975 đến nay, tỉnh Quảng Trị đã từng bước phục hồi khu căn cứ Tân Sở với kỳ vọng bảo tồn một di sản văn hoá vật thể quý giá trên vùng đất bị chiến tranh tàn phá ác liệt.


Đăng bởi: du lịch việt

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946