Administrator

Tin tức - 14/12/2018 - 679 Lượt xem

Khám Phá Núi Cấm, An Giang Điểm Thăm Quan Kỳ Thú

Với những ai yêu thích du lịch An Giang, chắc chắn sẽ biết đến vùng Bảy Núi, bao gồm các điểm du lịch Núi Cấm, Núi Cô Tô, Núi Dài, Núi Tượng, Núi Két, Núi Nước, Núi Dài Năm Giếng. Trong đó, Núi Cấm An Giang là điạ điểm nổi bật hơn cả về phong cảnh hữu tình cũng như những đặc trưng ngành du lịch An Giang.

Trở lại vùng biên giới phía Tây Bắc Tỉnh An Giang là vùng núi có tính đặc trưng nhất ở miền Tây Nam bộ. Từ thời xưa, có lẽ khởi đầu từ triều vua Nguyễn, vùng này được gọi là Thất Sơn do các quan lại địa phương kiểm nhận.

Thất Núi bao gồm những ngọn núi sau:

1. Núi Két: hình giống như mỏ chim Két, nằm theo lộ Nhà Bàn – Tri Tôn cao 266m, chu vi 4.800m có nhiều thắng cảnh như Sân Tiên, Giếng Tiên, điện Ông Năm, điện Bà, trên đỉnh có Trại Đá.

núi két

Hình ảnh: Du Lịch Núi Cấm, núi Két.

2. Núi Cấm: Xưa, người Phù Nam và Chân Lạp gọi là Phnom Popeal. Cao 716m, chu vi 46.000m, được xem là lớn nhất trong cụm thất Sơn, nằm qua địa bàn bốn xã Nam Quy, Thuyết Nạp, Vĩnh Trung, Châu Lăng. Ngày xưa, xung quanh triền núi là vũng sình lầy, cỏ hoang mọc rậm nhiều hang ổ rắn rít, cá sấu, nhiều nhất là heo rừng, cũng có lắm cọp dữ. Nay là khu du lịch nghỉ mát khá tốt của tỉnh An Giang.

núi cấm

Hình ảnh: Du Lịch Núi Cấm.

3. Núi Dài (Ngũ Hồ Sơn). Xưa kia trong hang động có nhiều mãng xà, ác thú. Giống khỉ đít đỏ tinh khôn, ranh mãnh, sống thành từng bầy. Nay không còn.

núi dài

4. Núi Tượng (Liên Hoa Sơn), cao 124m, chu vi 5.010m nằm về phía Tây Bắc xã Ba Chúc (Tịnh Biên).

5. Núi Nước (Thuỷ Đài Sơn), chỉ cao khoảng 50 như một đồi đất.

6. Núi Dài Văn liên (Ngoạ Long Sơn), do có chiều dài 8000m, ngang 4500m, vắt qua bốn xã: Ba Chúc (Tịnh Biên), Lương Phi, An Lạc và Lê Thi (tri Tôn), trên núi ngày xưa có nhiều cọp beo, heo rừng, nai, mang, thỏ, khỉ và nhiều cây cổ thụ.

7. Núi Tô (Phụng Hoàng Sơn) Theo truyền thuyết, xưa kia núi này là giang sơn của loài chim Phụng hoàng.

Thật ra, vùng Thất Sơn nhiều núi, chẳng phải chỉ có bảy núi. lại có người ngày xưa quan niệm rằng mỗi núi có tên riêng và bảy núi gọi thất Sơn chính là núi Trà Chiến, Núi Trà Nghịch, núi Ca Âm, núi Ngất Sum, núi Đài Tốn,… nằm trong vùng gộp chung thành vùng Núi Cấm, cộngt hêm với các núi Trà Sư, Núi Két, Núi Dài, núi Tượng, núi Bà Đội Om và núi Ông Tô để trở thành Thất Sơn.

Khi người Pháp tới, các chuyên viên địa lý căn cứ vào khoa học tự nhiên và địa lý đã xác định dãy Thất Sơn có các núi: Trà Sơ, núi Két, núi Bà Đội Om, núi Cấm, núi Dài, núi Tượng, núi Tô. Tuy nhiên ở Tịnh Biên và Tri Tôn còn có một số núi khác nữa.

Tịnh Biên: Núi Phú Cường cao 274m, chu vi 8000m. Ngày xưa người ta trồng trên núi này nhiều loại cây ăn trái. Không có loài gỗ quý. Động vật nhiều heo rừng và khỉ.

tịnh biên

Ở Đông Nam xã xuân Tô có núi Câu cao 150m chu vi 24000m, chỉ có các loài thú nhỏ sinh sống như chồn, thỏ và khỉ.

Ngoài ra cũng còn có núi Nhọn cao 250m, chu vi 5000m.

Tri Tôn: Nằm ở xã Lương Thi, có núi Trà Chao, cao 180m, chu vi 2.250m, có nông dân sinh sống với nghề rẫy.

Tại xã Tà Đành có núi Nam Vi (Phnom Kro Săng) cao 135m, chu vi 2000m. Đây là một núi Trọc.

Ở xã Tú Tề, tổng Thành Ý có núi Đất chỉ cao được 65m, chu vi 600m và núi Bà Đội Om cao 260m.

Trong du lịch ngày nay, khi du khách hỏi đến Thất Sơn có bảy núi nào, hướng dẫn viên lữ hành khó trả lời xác định. Có thể liệt kê bảy núi Cao nhất chăng?

Tạm liệt kê:

– Núi Cấm, cao 716m, cao nhất.

– Núi Phú Cường cao 274m

– Núi két, cao 266m.

– Núi Bà Đội Om (Phnom Ta Thu Gok) cao 260m, chu vi 4000m.

– Núi Nhọn cao 250m.

– Núi Trà Chao, cao 180m.

– Núi Cậu: cao 150m.


Đăng bởi: du lịch việt

5/5 - (1 bình chọn)
Thẻ:, , ,

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946