Administrator

Tin tức - 02/09/2019 - 603 Lượt xem

Khám Phá Địa Điểm Phố Cổ Hà Nội

Phố cổ Hà Nội là điểm du lịch hấp dẫn với nhiều du khách khi đến với thủ đô. Đây là tên gọi thông thường của các khu đô thị có từ lâu đời nằm ở ngoài hoàng thành Thăng Long. Một khi đến với phố cổ Hà Nội, du khách sẽ có cơ hội tìm hiểu đời sống, văn hoá của con người Hà Thành trước đây và hiện tại. Sau Đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu về thông tin về khu phố cổ nhé.

I. Giới Thiệu Sơ Lượt Về Kiến Trúc Phố Cổ Hà Nội.

phố cổ hà nội

Thủ đô Hà Nội, không ngừng phát triển, đổi mới. Những đường nét truyền thống vẫn được duy trì và bảo tồn. Khu phố cổ là một minh chứng về truyền thống văn hoá lịch sử mang tính cách đặc trưng của một thành phố đã có từ khá lâu đời. khách du lịch Hà Nội rất chú ý đến giá trị đặc thù nhà cửa của nhân dân nằm trong khu vực cổ này.

Khu phố có nhiều nét của thời kỳ cuối thế kỷ 19. Đây là “khu vực nhân lõi” của kinh thành Thăng Long xưa. Khu này có hình tam giác cân, đỉnh là phố Hàng Than, cạnh phía Đông là đê sông Hồng, cạnh phía Tây là phố Hàng Cót, Hàng Điếu, Hàng Da và đáy là trục Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Gỗ.

Đặc Điểm của khu phố cổ Hà Nội này là các nhà ở hai bên đường đều cất theo kiểu “nhà ống”, bề ngang hẹp, chiều dài sâu, có khi thông ra một ngõ khác. Gian nhà ngoài dùng để bán hàng hoặc sản xuất ra hàng hoá, tiếp theo là sân nhà dùng để lấy ánh sáng, thông gió. Trên sân có bể cạn hoặc cây cảnh. Tiếp theo ở phía sau là chỗ cư ngụ. sinh hoạt gia đình, có khi thêm một khu phụ thông ra phố khác, ngõ khác.

Đa số là nhà một tầng. Có nhà xây thêm gác thấp, rất ít trường hợp mở cửa sổ bên trên, nếu có thì cửa sổ khá nhỏ do quen lệ xưa, các triều đại cấm dân không được nhìn mặt vua, nhất là từ trên cao, khi vua ngự giá di hành trên đường. Vì vậy, dân chúng ở kinh thành không dám làm cửa sổ ở mặt tiền nhà và ở trên cao.

II.Khu Phố Cũ Tại Phố Cổ Hà Nội.

Vào thế kỷ 19, từ năm 1883, người Pháp chiếm Hà Nội. Năm 1886, có quy hoạch cho thành phố Hà Nội mới, ban đầu tập trung cải tạo quanh hồ Hoàn Kiếm. Tiếp theo là việc san lấp ao hồ, kể cả sông Tô Lịch, phá toà thành cổ cùng toà luỹ bằng đất. Các đường phố cổ được chỉnh sửa lại cho ngay hàng thẳng lối và gia tăng thêm các công trình hạ tầng.

Sau đó, lần lượt các khu phố Tây xuất hiện. Một ở quanh ngôi thành cũ vừa bị phá và một ở phía Nam hồ Hoàn Kiếm, không kể khu nhượng địa đã được quy hoạch từ những ngày đầu quân Pháp chiếm đóng.

Ngày nay, người ta quen gọi gộp chung ba khu này lại thành “khu phố cũ”.
1. Khu nhượng địa.

Khu này có hình chữ nhật, hai cạnh dài là đường Bạch Đằng và phố Lê Thánh Tông – Trần Nhân Tông. Hai cạnh ngang là đoạn đầu phố Tràng Tiền và phố Nguyễn Huy Tự.

2. Khu Thành Cũ.

Gồm các phố Phan Đình Phùng, Hùng Vương, Hoàng Diệu, Điện Biên Phủ, Lê Hồng Phong, Chu Văn An, Trần Phú.

3. Khu Nam Hồ Hoàn Kiếm.

Cũng là hình chữ nhật. Hai cạnh dài là các phố Tràng Thi – Tràng Tiền và Trần Hưng Đạo. Hai cạnh ngang là hai phố Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh.

III. Khu Phố Nghề Tại Phố Cổ Hà Nội.

Đặc điểm chung của các phố cổ Hà Nội là nhiều tên phố bắt đầu bằng chữ “Hàng”, tiếp theo là một từ chỉ ngành, nghề nào đó đã được tập trung sinh hoạt nghề nghiệp, bán buôn từ xa xưa, ví dụ: Hàng Đào, Hàng Đường, Hàng Thiếc, Hàng Mã. Đây là nét đặc trưng truyền thống của những phố đã có từ lâu đời.

Ngày nay, những con đường lớn mới mở, được gọi là “đường” thay vì là phố. Những con đường nhỏ hẹp xuyên qua khu dân cư gọi là “ngõ”. Phía Bắc hồ Hoàn Kiếm,m từ đài phun nước tới chợ đồng Xuân, có các phố kể sau:

1. Hàng Đào.

hàng đào
Được hình thành từ thế kỷ 15, cư dân ở đây làm nghề nhuộm vải. Thời xưa, người ta thường nhuộm màu đỏ, màu hồng, màu hoa đào… nên có tên là Hàng Đào.

2. Hàng Ngang.

hàng ngang
Được hình thành vào thế kỷ 15, thời Hậu Lê, nhiều người Trung Quốc được phép cư trú ở thành Thăng Long cùng nhau buôn bán tại một dãy phố riêng. Hai đầu dãy phố này có dựng hai cổng chắn ngang đường, tối đến cổng này đóng lại. Vì vậy mới có tên là Hàng Ngang.

3. Hàng Đường.

Có tên này bởi nơi đây ngày xưa có nhiều cửa hàng chuyên bán đường, mật, bánh kẹo…

4. Phố Hàng Mã.

hàng mã

Tuyến phố này nằm cạnh chợ đồng xuân. hàng mã là mặt hàng truyền thống làm từ các loại giấy màu và gần như không thay đổi từ khi lập phố. Ngày nay có khác chăng là có nhiều chủng loại hàng hoá hơn trước.
Hàng năm vào dịp rằm tháng 8 âm lịch, tết Trung thu của trẻ em, cả phố Hàng Mã trở thành chợ bán đồ chơi nhiều màu sắc gồm đèn ông sao, đèn xếp, đèn kéo quân, đầu lân, sư tử, cá chép…

5. Phố Hàng Chiếu.

hàng chiếu

Nằm ở phố Hàng Mã đi thẳng sang, tại đây bán nhiều chiếu cói. Du khách tiếp tục đến Ô uan Chưởng, tức là Đông Hà sẽ gặp nhiều di tích khá nguyên vẹn của một trong 36 phố phường của kinh thành Thăng Long xưa.

6. Phố Hàng Thiếc.

hàng thiếc

Là một trong cá phố nghề điển hình tại phố cổ Hà Nội. Ở đây, du khách luôn nghê tiếng búa gõ của những mảnh tôn, thiếc trắng lấp lánh suốt cả ngày. Những người thợ thiếc cặm cụi làm việc, sản xuất các đồ dùng từ nhỏ đến lớn như chân đèn, thùng, chậu, gáo múc nước, hòm, bể nước…

Tại đây, người ở các tỉnh khác thường tới mua hàng đem về bán tại địa phương mình. Vì thế người dân phố Hàng Thiếc luôn có công ăn việc làm ổn định, và ngành nghề tại Hàng Thiếc luôn được duy trì phát triển đến ngày nay.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946