Administrator

Tin tức - 01/05/2019 - 380 Lượt xem

Khám Phá Vùng Đất Thép Củ Chi – Địa Đạo Trong Lòng Đất

Địa đạo Củ Chi ngày nay không chỉ được biết đến là công trình quân sự nổi tiếng của Việt Nam và thế giới, đồng thời là di tích lịch sử, là điểm đến du lịch hấp dẫn cho nhiều du khách. Địa đạo củ chi mệnh danh là “thành phố trong lòng đất” nơi đây có đầy đủ hệ thống đường xá như mê cung mà còn có nhiều phòng như bệnh xá, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc,… Hệ thống thông hơi, lối thoát hiểm,… ra các bụi cây trong rừng.

địa đạo củ chi

Trong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp ở vùng giáp ranh các địa bàn bị thực dân chiếm đóng, những chiến sỹ cách mạng ban ngày phải ẩn nấp trong các hầm bí mật và đêm đến họ ra khỏi hầm để hoạt động.

Những căn hầm này khi bị địch lùng sục và phát hiện thường không được an toàn. Vì vậy, ở một số vùng đã sớm có sáng kiến tạo lập một số đường hầm dưới đất liên thông nhau có những cửa bí mật để khi gặp nguy cấp có thể thoát một cách an toàn, và trong điều kiện không bị phát hiện họ vừa trú ẩn vừa đánh du kích.

Từ những năm 1948 – 1950 loại đường hầm bí mật nói trên được gọi là địa đạo như địa đạo Vĩnh Mốc ở Quảng Trị, địa đạo Củ Chi ở phía Tây Bắc tp Hồ Chí Minh.

Địa đạo Củ Chi được hình thành sớm vào năm 1948 ở 2 xã Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An và dần dần được kiên cố hoá vào năm 1960.

địa đạo củ chi 1

Địa đạo Củ Chi dài hơn 200 km được đào, xây chằng chịt trong lòng đất với nhiều nhánh trổ ra tận sông Sài Gòn, vượt sang vùng căn cứ Bến Cát ở tỉnh Bình Dương. Nhìn chung, đường hầm không quá sâu nhưng đủ điều kiện chống được đạn pháo cũng như không bị sức nặng của xe bọc thép hoặc xe tăng của địch đè bẹp.

Ở một số đoạn địa đạo có đến 2 hoặc 3 tầng. Ở chổ lên xuống giữa các tầng đều có cửa nắp bí mật. Địa đạo có một số đoạn để chặn địch, chống chất độc hoá học phung vào. Cũng có những nơi rất hẹp đề phòng bọn địch chui lọt vào. Dọc đường hầm có lỗ thông hơi và cửa bí mật được trổ lên mặt đất.

Nhiều cửa hầm đã thực sự là những nơi xảy ra cuộc chiến đấu ác liệt. Ở những nơi hiểm yếu đều có bố trí hầm chông, hố đinh, mìn và các cạm bẫy cần thiết. Ở những nơi tương đối rộng thường là chổ nghỉ ngơi, có chỗ mắc được võng, có nơi được bố trí sẵn số vũ khí, lương thực dự trữ, có giếng nước, bếp an toàn không để khói lan ra, đồng thời có khu giải phẩu, chăm sóc thương binh, hầm dành cho trẻ em, nơi hội họp,…vv..

Kẻ thù đã liên tục đánh phá địa đạo Củ Chi bằng máy bay, bom đạn, xe tăng để ủi, máy bơm nước chĩa vào lòng đất cùng đội quân gồm những tên lính người nhỏ bé chui vào đường hầm, dùng cả đàn chó nghiệp vụ,..vv.. Nhưng địa đạo Củ Chi vẫn kiên cường đứng vững, tính ra trên 20 năm trời ròng rã.

địa đạo củ chi 2

Theo con số thống kê, địa đạo Củ Chi đã loại khỏi vòng chiến trên 20.000 tên địch, phá huỷ trên 5000 xe tăng, thiết giáp, bắng rơi 256 máy bay các loại, bằn chìm và thiêu cháy 22 tàu, xuồng chiến đấu, phá huỷ và bức rút 270 lượt đồn bốt của địch.

Củ Chi được mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam tặng danh hiệu “Củ Chi đất thép thành đồng”, được nhà nước tuyên dương hai lần là “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”, 13 xã trong huyện được tuyên dương là “đơn vị anh hùng”, 28 anh hùng, 715 bà mẹ Việt Nam anh hùng, 1800 dũng sỹ, hai Huân chương thành đồng tổ quốc, và hơn 500 huân chương quân công, chiến công các hạng.

Nhân dân Việt Nam rất tự hào có địa đạo củ chi, địa danh “đất thép thành đồng” và được bạn bè trên thế giới cho là “Kỳ quan chiến đấu của thời đại”.

Hiện nay, địa đạo Củ Chi đuọc bảo tồn tại khu vực Bến Dược, xã Phú Mỹ Hưng anh hùng, đồng thời xuyên được tôn tạo và kết hợp với những công trình giải trí, du lịch trong một khu rừng rộng, đẹp. Khung đền tưởng niệm Bến Dược trở thành một quần thể kiến trúc hiện đại có 9 tầng tháp cao 39m.

Đền tưởng niệm ghi tên 44.357 liệt sỹ đã hy sinh trên chiến trường Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc Việt Nam.


Đăng bởi: du lịch việt

5/5 - (1 bình chọn)
Thẻ:,

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946