Tháp Dương Long là công trình kiến trúc nổi tiếng, toạ lạc tại xã Bình Hoà, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Tháp được xây dựng vào thế kỷ 12, lúc này là thời kỳ hưng thịnh của văn hoá Chăm Pa.
Nếu có dịp du lịch Bình Định, du khách không nên bỏ lỡ cơ hội thăm quan và chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của toà tháp cổ này. Tháp Dương Long nằm cách tp Quy Nhơn 40 Km, gồm 3 tháp lớn nhất trong số tháp Chăm hiện còn. Tháp chính giữa cao nhất, khoảng 35m.
Hiện tháp vẫn giữ được kiểu kiến trúc đẹp. Thân tháp được xây bằng gạch và các góc tháp được ghép bằng các tảng đá lớn có trang trí điêu khắc đều bằng đá. Nửa phần trên của tháp hầu như hoàn toàn bằng những khối đá được xếp chồng lên nhau rất khít và khéo léo.
Ở các góc tháp nổi rõ nhiều mảng chạm lớn hình của con vất như voi, đại bàng, chim thần garuda,..vv.. còn các mặt phẳng của tường thì được phủ bằng nhiều bức phù điêu lớn mô tả cảnh múa hát, các đỉnh tháp được trang trí bằng những bông sen lớn.
Nhìn chung, các chi tiết trang trí ở tháp đều lớn và trổ trên sa thạch với đường nét nổi rõ còn được lưu giữ tốt.
Khi có dịp du lịch Bình Định, đến thăm quan Tháp Dương Long, từ khoảng cách xa, bạn có thể nhìn thấy được, xung quanh khu di tích là những cánh đồng lúa mênh mông, một vài hộ gia đình sinh sống gần đó.
Quần thể Tháp với 2 toà tháp Bắc, Nam xây dựng kích cỡ hình thù giống nhau. Những hoạ tiết trên tháp được điêu khắc theo những đề tài khác nhau.
Trên viền những khối đá dùng ngăn cách phần thân và đế tháp Bắc được chạm khắc hình những con sư tử, voi nối liền nhau thành một vòng tròn. Tháp Nam độc đáo với những hoạ tiết hình bầu vú tròn trịa xếp sát nhau, hình những đạo sỹ ngồi trên lá và bên dưới là những con sư tử, hình người và những hình thù kỳ lạ khá.
Hình ảnh: cơ quan chức năng trùng tu Tháp Dương Long.
Khi bạn quan sát vị trí trung tâm cao hơn thì những hoa văn trang trí không được tỉ mỉ như 2 toà tháp con. Nét tương đồng là những tháp này được thiết kế có mái các tầng nhỏ dần, lên cao và những hoạ tiết như: voi, sư tử, bò thần Nadin, rắn thần Naga,… tất cả hoa văn này làm cho tháp có một vẻ đẹp tinh tế, cuốn hút.
Những nhà khoa học đã dựa vào những hoạ tiết, nghệ thuật của thế kỷ 12 cũng như hướng về nghệ thuật xây dựng để đánh giá tháp Dương Long, tháp đã chịu ảnh hưởng của văn hoá Kh’mer, vùng đất này thuở xưa chịu xự xâm lấn của Chân Lạp.
Vùng đất này nằm dưới sự cai trị của người Kh’Mer trong thời gian dài, nên tháp đã chịu ảnh hưởng khi thiết kế xây dựng kiến trúc. Có thể nói Tháp Dương Long là một trong những quần thể kiến trúc lớn và đẹp nhất còn sót lại tai dãi đất Miền Trung
Chính vì sự độc lạ của tháp đã góp phần tô điểm thêm cảnh sắc thiên nhiên và tạo điều kiện thu hút du khách đến thăm quan, nhờ vậy mà ngành du lịch tỉnh Bình Định phát triển.