Administrator

Tin tức - 31/10/2019 - 392 Lượt xem

Hoàng Liên Sơn – Điểm Đến Du lịch Hấp Dẫn Của Năm

Hoàng Liên Sơn, đoạn cuối cùng của dãy núi Himalaya ở Tây Bắc của nước Việt Nam, được tạp chí uy tín thế giới National Geographic xếp thứ 7 trong 28 điểm du lịch hấp dẫn nhất thế giới năm 2019.

Chinh phục Đỉnh Fansipan.

hoàng liên sơn 1

Là một đỉnh núi cao nhất Đông Dương với độ cao 3.143m và là niềm ao ước của bao phượt thủ, với mong muốn 1 lần đặt chân lên đỉnh núi này.

Ngày nay đã có tuyến cap treo lên thẳng đỉnh núi vì vậy bạn có thể ngồi cáp treo để bảo đảm an toàn trong việc đi lại. Vùng núi Tây Bắc này cách thị trấn Sapa nhộn nhịp với vẻ đẹp hoang sơ, thôn dã, cách biệt với thế giới bên ngoài.

Dây cáp treo có 3 dây nối từ Mường Hoa đến đỉnh Fansipan sẽ đưa du khách du ngoạn qua thung lũng xinh đẹp rạng ngời bao phủ bởi cánh rừng nguyên sinh xanh thẳm, lướt qua cụm mây trắng bồng bềnh, thưởng ngoạn vẻ đẹp kỳ vĩ của dãy Hoàng Liên Sơn.

đỉnh fansipan

Thú Rừng Hoàng Liên Sơn.

Rừng núi Hoàng Liên Sơn xưa kia có một số loài thú dữ, nhưng nay không còn nữa. Nhiều năm gần đây, người ta không nhìn thấy con thú lớn nào, có lẽ ở trong các vùng núi thâm hiểm xa xôi, vẫn còn sống sót một vài loài.

Các thợ săn nói họ biết tới 34 loài thú dữ. Ngày xưa họ đã từng hạ cả báo mây và hổ lớn, nhưng đã qua khá lâu rồi họ không còn gặp con nào nữa.

Trong “báo cáo kỹ thuật số 13” của chương trình nghiêm cứu rừng biên giới Việt nam, với sự cộng tác của Viện sinh thái và tài Nguyên sinh vật Việt nam, công bó vào năm 1998, kết quả cho biết là người ta đã nhận dạng được 66 loài thú, trong đó có 31 loài thú nhỏ bị sập bẫy, 17 loài dơi sa lưới, 5 loài thấy được qua quan sát và 1 loài có để lại dấu vết.

Trong số các loài còn tồn tại ở dãy rừng Hoàng Liên Sơn có 16 loài nằm trong sách đỏ. Trong số này, các nhà nghiêm cứu quan tâm đặt biệt đến ba loài gồm vượn đen, gấu đen châu Á và cù lì nhỏ.

Vượn đen (tên khoa học là hylobates concolor) là một loài gần như tuyệt chủng. Tại nhà của vài thợ săn ở Sapa hiện vẫn còn treo những bộ da của loài thú này, vốn đã bị hạ từ xưa. Theo lời kể của một nhân viên kiểm lâm từng làm việc trong vùng, vào năm 1998, người này vẫn còn nghe vượn đen hú trong rừng già ở gần bản Khoang.

vượn đen

Gấu đen châu á (tên khoa học là Ursus thibetanus) vào các đây khoảng bảy năm vẫn còn khá nhiều. Ngay nay chỉ còn dấu vết qua những bức ảnh chụp và ở một số nhà dân vẫn còn giữ các bộ bàn chân, móng vuốt của loài này được dùng ngâm rượu, cùng các bộ da treo trên vách nhà.

Một tay thợ săn người H’Mông cho biét vào năm 1995, anh ta đã bẫy được một con khá lớn tại nương ngô gần thôn Séo Mí Tỉ. Cũng vào năm 1995, khoảng tháng 2, một người H’Mông khác ở thôn Tả Van đã bắt được một con nặng đến25kg.

Người ta ước tính mỗi năm có 5 con gấu đen châu Á bị bắt trên dãy Hoàng Liên Sơn. Nay loài này rất ít khi xuât hiện.

Cù lì nhỏ (tên khoa học là nyticebus Pygmacus) là loài thường sinh sống ở các khu rừng ven chân núi, gần nơi khai hoang trồng trọt, nên hay bị bắt để bán làm thú cảnh. Hiện nay chúng đã bị mất môi trường sinh sống tự nhiên nên có nguy cơ bị tuyệt chủng.

cù lì nhỏ

Cách đây không lâu,Sapa nổi tiếng là thiên đường của loài dã thú. Người H’Mông có câu: “chăn nuôi trong nhà là việc của đàn bàn, vào rừng săn thú là việc của đàn ông” Dao cũng đều mang súng kíp và một túi đàn kè kè theo mình, ngay cả khi đưa vợ con đi chợ.

Bây giờ họ không mang theo súng nữa vì không còn con thú nào để bắn. Chồn cáo, chim chóc đã vắng bóng, rất ít khi xuất hiện.

hoàng liên sơn

Trở lại với Hoàng Liên Sơn hiện tại, hệ thống sinh thái được cơ quan chức năng quan tâm. Nhiều động vật quý hiếm còn sót lại được đưa vào sách đỏ và được bảo vệ. Du lịch Sapa ngày một phát triển, những di tích danh lam thắng cảnh được gìn giữ tôn tạo, hệ thống ruộng bật thang thu hút du khách thăm quan.

Song song với tuyến chinh phục đỉnh Fansipan là tuyến thám hiểm vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn luôn hut hút đông đảo cộng đồng du khách trong nước và quốc tế.

5/5 - (1 bình chọn)
Thẻ:

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946