Administrator

Tin tức - 20/08/2019 - 356 Lượt xem

Hò Khoan Lệ Thuỷ Trở Thành Di Sản Văn Hoa Phi Vật Thể

Hò khoan thực chất bắt nguồn từ huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình, giáp ranh với huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, nên người ta còn gọi là hò khoan Lệ Thuỷ. Với lối hát giản dị, gần gũi, mộc mạc, làn điệu đã sớm trở thành một món ăn tinh thần của người dân địa phương. Nhờ giá trị văn hoa đặc sắc đã mang lại, hò khoan Lệ Thuỷ được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của Việt Nam.

hò khoan

Hò khoan Quảng Bình có chín mái (làn điệu) với các mái cơ bản là mái chè, mái nện, mái xắp, mái ba, mái ruổi, mái nhì, về hò có hò nậu xăm, hò khơi (miền biển), hò lỉa trâu (miền đồi núi). Thời xa xưa người ta hò mái Chè, mái nện vào dịp cất nhà, nện móng xây dựng đình chùa, quét vôi, hò mái nhì vào lúc cày ruộng, xay lúa một mình, hò mái ruổi, mái ba vào lúc chèo đò, chèo nốc kết đưa đám…

Vào các dịp lễ hội trong năm, nam nữ thanh niên đua tài đối đáp bắt miệng, ứng khẩu và luyến láy khiến người nghe dễ xúc động về tâm tình, hoặc với những làn điệu mạnh mẽ, mộc mạc dễ gây vui nhộn.

Một số khách du lịch Quảng Bình, nhất là khách quốc tế khi nghe làn điệu nói trên và được người phiên dịch một cách rõ ràng, mạch lạc đều có ấn tượng cảm thông, thoải mái.

Vào tối ngày 31/8/2017 tại thị trấn kiến Giang, huyện lệ Thuỷ, Quảng Bình, hò khoan Lệ Thuỷ chính thức được bộ văn hoá thể thao và Du Lịch ghi nhận là di sản văn hoá phi vật thể. Hoạt động này có ý nghĩa khá lớn, nhằm tôn vinh giá trị nhân văn của loại hình nghệ thuật truyền thống dân tộc, góp phần giữ gìn văn hoá quý giá của dân tộc Việt Nam trong quá trình hội nhập với thị trường quốc tế.

hò khoan 1

Khi trình diễn kết hợp với những nhạc cụ giản đơn hò khoan có thể diễn ra một cách đặc sắc tại nhiều địa phương, đặc biệt trong những ngày lễ hội làng, đua thuyền trên sông, hò ở sân đình. Nơi có nhiều người tập trung thưởng thức giai điệu thân thương, gần gũi và tâm hồn trở nên thú vị sảng khoái.

Nét văn hoá này đã thấm vào máu thịt của người dân Lệ Thuỷ nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói chung từ bao đời. Giai điệu được hình thành trong đời sống, sinh hoạt, sản xuất những điệu hò xuất hiện như cấy lúa, kéo gỗ, giã gạo…tình yêu đôi lứa…

Trong kháng chiến, điệu hoà còn được bà con sử dụng như một khẩu hiệu của quân du kích. Lời ca chứa đựng sự răn dạy, ý nghĩa quân văn, tình cảm, lối hát giản dị, thân thương và gần gũi với người dân trải qua bao thế hệ, có dịp du lịch Quảng Bình, đến với Lệ Thuỷ bạn có thể thưởng thức giai điệu hò khoan đặc sắc này.

5/5 - (1 bình chọn)
Thẻ:

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946