Hát Phường vải hay ví Phường Vải xuất sứ đầu tiên ở thôn làm nghề kéo sợi của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Lúc bấy giờ mỗi lúc tối các thôn nữ tụ tập tại một ngôi nhà ngồi kéo sợi và vui miệng hát đôi câu cho quên mệt nhọc và đỡ buồn ngủ. Tiếng hát du dương hoà với tiếng xa quay vè vè thành một điệu nhạc giữa đêm thanh vắng. Trong khi người con trai trong làng khi đi qua động lòng dừng bước cũng cất tiếng hát vài câu đối đáp. Từ các buổi hát đối đáp nói trên dần dần hình thành nếp hát phường vải.
Hát phường vải thường có các bước: bước một là hát dạo, hát chào mừng và hát hỏi do bên nam khởi đầu. Cũng có khi bên nữ tiến hành hát dạo trước, rồi chuyển sang hát hỏi. Và khi hát hỏi xong chuyển sang hát đối, hát đối nhằm thử thách nhau.
Tiếp đến là hát mời. Nếu bên nam vào là cả hai bên hát xe kết để tỏ tình với nhau. Rồi cuộc hát chuyển dần đến lúc hát tiễn biệt.
Qua các bước với trình tự như trên hát phường vải thực sự có tính chất trữ tình một cách tự nhiên, trong sáng có tác dụng làm cho du khách thoải mái.
Cụ Trần Văn Tư (90 tuổi) một nghệ nhân phường vải có tiếng tại Nam Đàn chia sẻ: “phường vải thường bắt đầu vào ban đêm vì ban ngày hầu hết người đi lao động sản xuất, trong phường thường có 10 – 15 người làm công việc quay sợi”
Ông Tư nói thêm hát phường vải thể hiện dấu ấn đặc trưng riêng của địa phương, không giống nơi nào, tuy vậy làn điệu có những quy chuẩn riêng biệt.
Ông tư tự hào: ” sự nổi tiếng của phường vải Nam Đàn nhờ công của bà Hoàng Thị An, bà là một người thâm nho, đối đáp nhanh, phường hát của bà luôn đông vui và nhiều nhà nho đến tham gia”
Sự độc lạ trong hát phường vải Nam Đàn là sự phối hợp giữa hai xu ướng dân gian hoá và bác học hoá. Cụ tư nói, hát phường vải hay ở chổ đòi hỏi người hỏi và người đáp phải văn chương lưu loát “xuất khẩu thành thơ” và những người nghệ nhân phải hát theo một tuần tự nhất định.
Ngày nay, xã hội phát triển, số lượng nghệ nhân am hiểu sâu sắc về ví phường vải không còn nhiều. Năm 2008 tỉnh Nghệ An có 8 nghệ nhân được vinh danh, riêng tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn có 8 nghệ nhân. Song phần lớn họ đều là người già. Cơ quan chức năng đang tạo điều kiện để duy trì truyền thống văn hoá tốt đẹp này trên mảnh đất Nam Đàn. Có dịp du lịch Nghệ An bạn có thể thưởng thức giai điệp hát phường vải độc đáo này.