Administrator

Tin tức - 03/01/2019 - 431 Lượt xem

Hành Trình Du Lịch Khám Phá Văn Hoá Sa Huỳnh

Sa Huỳnh nằm về phía nam của huyện Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi. Có vẻ đẹp bình dị cùng những bãi biển Sa Huỳnh nắng vàng, lấp lánh, những món ăn đặc sản đậm chất người dân Quảng Ngãi, thật tuyệt vời khi được khám phá vùng đất, tận hưởng kỳ nghỉ tại đây.

sa huỳnh

Trung bộ là vùng đất cổ, vào giai đoạn văn hoá đồng thau sơ kỳ thuộc tiền Đông Sơn ở Bắc bộ, vùng Thanh Hoá – Nghệ An, ở Nam Trung bộ có nền văn hoá Sa Huỳnh. Vào năm 1909, nhà khảo cổ học người Pháp tên là Vinet cho biết: đã khai quật được “một khu mộ chum vào khoảng 200 chiếc, nằm cách mặt đất không sâu trong một cồn cát ở vùng biển Sa Huỳnh:, đây cái mốc chỉ dẫn về sự có mặt của một “giống người” ở trên vùng đất Quảng Ngãi cách nay từ 2500 năm đến 3000 năm.

Di tích này nằm giữa vùng An Khê và bờ biển, sát quốc lộ 1A, cách khách sạn Sa Huỳnh 3km về phía Đông Bắc. Một bảo tàng về nền văn hoá Sa Huỳnh được thiết lập để trưng bày những dấu tích rực rỡ của thời kỳ phát triển đồng thau và sơ kỳ sắt của cư dân nguyên thuỷ chốn này.

Vào năm 1994, từ ngày 1 đến ngày 25 tháng 5, một đoàn nghiêm cứu khảo cổ học đã khảo sát điền dã các di chỉ khảo cổ học thuộc văn hoá Sa Huỳnh tại huyện Đức Phổ, gò Ma Vương, gò Giò Gà, Thạch Đức và Phú Khương.

Tại Gò Giò Gà thuộc thôn Long Thạnh 2, xã Phổ Thạch với hố đào thám sát có quy mô rộng 6,2m, người ta phát hiện mộ chum khá lớn, có dáng hình trứng ở độ sâu 30cm, chum có đường kính miệng 38cm, nắp chum 52cm, cao khoảng từ 80 đến 90 cm, thân chum rộng nhất khoảng 75 – 80 cm.

sa huỳnh 1

Trong chum có 7 hiện vật đồ tuỳ táng gồm: 4 chiếc bình con tiện, một khuyên tai bằng đá, một lưỡi cuốc  đá, và một bôn đá. Trong có 4 chiếc bình con tiện, có một bình bị vỡ nhiều và hai chiếc khác bị rạn nứt. Cát trong mộ chum có màu vàng (thổ hoàng).

Trước nữa, vào khoảng năm 1977 – 1978, viện khảo cổ học cũng đã khai quật và phát hiện được 16 mộ chum với nhiều hiện vật tương tự như mộ chum lần này. Việc phát hiện ra mộ chum thucoj văn hoá Sa Huỳnh gợi lên ý tưởng khẳng định thêm rằng vùng đất phía nam tỉnh Quảng Ngãi là cái nôi của văn hoá Sa Huỳnh.

Theo giáo sư Trần Quốc Vượng, văn hoá Sa Huỳnh giai đoạn khá sớm có niên đại 4000 – 3000 năm cách ngày nay, giai đoạn muộn ở vào nửa thiên niên kỷ 1 trước công nguyên.

Cư dân văn hoá tiền Sa Huỳnh đã tiến đến thời đại sơ kỳ, kim khí và biết đến kỹ thuật luyện kim. Các nhà khảo cổ học ngày nay đã phát hiện được nhiều di tích văn hoá tiền Sa Huỳnh như di tích bàu trám, Bàu Né, Gò Miếu, Phú Hoà ở Quảng Nam – Đà Nẵng, di tích Long Trạch, Bình Châu, Gò Hối ở Quảng Ngãi, di tích Xóm Cồn, Bình Hưng ở Khánh Hoà và Mũi Né ở Phan Thiết, Bình Thuận.

sa huỳnh 2

Hình ảnh: ruộng muối Sa Huỳnh.

Cư dân Sa Huỳnh sống  rải rác ở các tỉnh Nam Trung bộ dùng cuốc làm nông nghiệp, trồng lúa nước và các loại cây trồng khác. Đặc điểm công cụ lao động của cư dân Sa Huỳnh rất ít loại bằng đồng nhưng các công cụ như Cuốc, Thuổng (xuổng) kiềm và vũ khí bằng sắt lại khá nhiều.  Người ta dự đoán rằng có lẽ ở các nơi cư dân Văn Hoá Sa Huỳnh trú ngụ rất hiếm quặng đồng nên việc luyện kim loại đồng không được phát triển. Ngược lại, việc rèn sắt tién phát hơn.

Các nhà khảo cổ học đã phát hiện được nhiều công cụ lao động và vũ khí bằng sắt trong các di tích văn hoá Sa Huỳnh như rìu, lưỡi cuốc, đục xoè cân xứng, dao, kiếm, giáo,… Trong thời kỳ văn hoá Sa Huỳnh, các nghề gốm, xe sợi, dệt vải, làm đồ trang sức cũng phát triển. Cư dân thời kỳ này còn biết nấu cát làm thủy tinh khá sớm. Cũng giốn như cư dân văn hoá tiền Đông Sơn, cư dân Sa Huỳnh vào thời sơ kỳ đại kim khí đã có một công trình độ cảm nhận mỹ thuật cao. Họ chế tác được nhiều vật trang sức đẹp, nhất là đồ trang sức bằng thuỷ tinh. Người ta đã tìm thấy được nhiều chuỗi hạt bằng đá, bằng đồng, bằng mã não, các khuyên tai có hình dáng hai đầu thú vật,…vv.v.v..

Cư dân Sa Huỳnh cũng có quan niệm về thế giới bên kia, thể hiện qua tục chôn người chết. Họ thường đốt xác, đổ tro xương vào các vò bằng đất nung cùng với các vật trang sức.

Các nhà khảo cổ học đã phát hiện được những di cốt người thuôc văn hoá Sa Huỳnh, như ở các di tích nằm ven biển vùng Trung Mỹ Tường, Bầu Hoè (Bình Thuận), xóm ốc (Quảng Ngãi), Bình yên (Quảng Nam).

Cư dân Sa Huỳnh thuộc tiểu chủng Mã lai – Đa Đảo, sống rải rác trên các châu thổ của các sông Thu Bồn, Trà Khúc, các vùng ven núi rừng thuộc Nam Trung bộ và Bắc Nam bộ.

Cư dân văn hoá Sa Huỳnh là tổ tiên của cư dân văn hoá Chăm sau này.


Đăng bởi: du lịch việt

5/5 - (1 bình chọn)
Thẻ:,

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946