Administrator

Tin tức - 17/12/2018 - 449 Lượt xem

Hà Tiên – Xứ Biển Thơ Ca Huyền Thoại

Từ Rạch Giá, du khách đi về hướng Tây Bắc đến thị xã miền bắc biển Hà Tiên. Ở đất nước ta, có hai thị xã tại hai đầu biên giới, cạnh biển là: Cực bắc phía đông có thị xã Móng Cái (Quảng Ninh) và cực nam phía Tây có thị xã Hà Tiên (Kiên Giang).

Hà Tiên về hành chính ngày nay là một thị xã nhưng xa xưa, từ khởi đầu hình thành Hà Tiên là một trấn biên dưới thời chúa Nguyễn rộng lớn bao trùm đảo Phú Quốc tới Mũi Cà Mau và Cần Thơ, Long Xuyên vào thế kỷ 17.

hà tiên

Trong lĩnh vực du lịch ngày nay, do ảnh hưởng kế truyền từ lâu, đa số du khách đến Hà Tiên thường kết hợp hành hương với nghỉ dưỡng, và ý nghĩa du lịch Hà Tiên không đóng khung trong một thị xã mà còn bao trùm cả thắng cảnh Chùa Hang – Hòn Phụ Tử – Hòn Chông của huyện Kiên Lương. Vì vậy, dự án phát triển du lịch Hà Tiên thực hiện từ 2000 đến 2010 của tỉnh Kiên Giang bao gồm cả hai khu, với tổng trị giá đầu tư lên đến khoảng 200 tỷ đồng.

Hà Tiên được khai mở tại vùng hoang địa Mang Khảng tối tăm, do công lao của Mạc Cửu, với sự góp sức to lớn của các lớp lưu dân từ các vùng đất Quảng Nam, Quảng Ngãi đi thuyền buồm vào. Khởi đầu, Mạc Cửu có ý định biến cải đất Mang Khảm thành một quốc gia riêng cho mình, nhưng vì phải chịu sức ép nặng nề của triều đình Chân Lạp và nhất là luôn bị quân Xiêm tấn công xâm chiếm, mạc Cửu phải đầu phục và giao đất Hà Tiên cho triều chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn phong Mạc Cửu làm tôgnr Trấn Hà Tiên, cho trọng quyền điều hành vùng đất này và được làm bảo hộ.

Người con trai trưởng kế nghiệp Mạc Cửu là Mạc Thiên Tích (cũng còn gọi là Tứ) chủ trương biến Hà Tiên trở thành vùng đất của thi thơ với nhiều cảnh quan tuyệt mỹ, khiến cho người nước ngoài, giới tao nhân mặc khách trong nước nghe tiếng tăm vừa đến vui chơi vừa buôn bán. Hà Tiên trở nên thịnh vượng, tiếng đồn xa, dù rằng phải đương đầu với nhiều cuộc tấn chiếm của quân Xiêm và Chân Lạp. Hà Tiên trở thành vùng đất thăm quan du lịch kể từ đầu thế kỷ 18.

hà tiên 1

Xứ thơ Hà Tiên ngày nay còn truyền tụng nhiều sự tích, truyện tình và những áng thi thơ làm mềm lòng, hấp dẫn du khách.

11 bài thơ Hán văn của Mạc Thiên Tích ca ngợi về 10 danh lam thắng cảnh Hà Tiên, được giáo sư thi sỹ Đông Hồ, người sinh trưởng ở vùngd dất này dịch nôm luôn được đọc lại cho mọi người cùng nghe để nhớ vùng đất đẹp này từ xưa đã được đánh giá như thế nào. Cố thị sỹ Đông Hồ đã diễn giải 10 bài thơ (Hà Tiên thập vịnh), chia gom hai cảnh thành một cụm để đối phó với nhau:

I. Kim Dự lan đào

Bình San điệp thuý

II. Tiêu tự thần chung

Giang thành dạ cổ

III. Thạch động thôn vân

Châu Nham lạc lộ

IV. Đông Hồ ấn nguyệt

Nam Phố Trừng ab

V. Lộc Trĩ thôn cư

Lư Khê ngư bạc.

Kim dự và Bình San là hai cảnh hải đảo sơn cương, địa thế thái sơn bàn thạch. Tiêu cự cùng Giang Thành là hai cảnh kiến trúc quy mô thời xưa, biểu thị đạo đức quân sự. Thạch động và châu nham là hai cảnh u côc thâm động, tiềm ẩn kỳ châu ngọc thạnh. Đông Hồ cùng Nam Phố là hai cảnh mây nước khói sông, tiêu dao thiên nhai hải quốc. Lộc Trĩ và Lư Khê là hai cảnh sinh hoạt nông thôn, nhân dân an cư lạc nghiệp.

Diễn giải sau đây của cố thi sỹ Đông Hồ giúp cho du khách ngày nay hiểu được tất cả những nét đẹp tiềm ẩn từ bao lâu tại xứ thơ Hà Tiên, mà chỉ có Mạc Thiên Tích là người đầu tiên  khám phá ra, lưu truyền lại những cảm nghĩ tốt lành cho các đời sau, và du khách đến Hà Tiên là những người tiếp thu được những tinh hoa đó trong kỳ nghỉ dưỡng của mình tại chốn này.


Đăng bởi: du lịch việt

5/5 - (1 bình chọn)
Thẻ:

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946