Administrator

Cẩm nang du lịch, du lịch miền nam - 12/11/2018 - 477 Lượt xem

Giới Thiệu Toàn Cảnh Tự Nhiên Miền Nam

Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu toàn cảnh miền nam cho quý độc giả. Về địa hình nam bộ bằng phẳng ít núi non, không kỳ vĩ như bắc bộ, không phức tạp như  trung bộ, không đèo dốc và ít thắng cảnh ngoạn mục hơn vịnh bắc bộ. Tuy nhiên nam bộ có khá nhiều ưu điểm, sắc thái riêng, thu hút khách du lịch, người trong nước cũng như người nước ngoài.

giới thiệu miền nam

Có thể phân chia nam bộ ra làm 3 phần quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động du lịch: miền đông với ưu điểm cảnh quan rừng núi và bờ biển nhiều bãi tắm thu hút du khách, miền tây tức miền đồng bằng sông cửu long nhiều vườn cây ăn trái, di tích văn hoá lịch sử thích hợp với du lịch xanh và còn là môi trường sinh thái khá tốt dành cho các loài chim sinh sản, các quần đảo phú quốc, côn đảo ở vịnh Thái Lan và ngoài khơi biển Đông Nam đầy tiềm năng về du lịch và phát triển kinh tế biển.

Miền Nam Nhiều Vùng Đất Phù Sa Màu Mỡ.

Toàn cảnh nam bộ có hệ thống sông ngòi chằng chịt. Phù sa từ thượng nguồn được các con sông lớn đem về toả ra các dòng chảy, vừa tưới vừa phun bồi các cánh đồng, thửa ruộng ngày càng phì nhiêu từ bao ngàn năm qua.

Trong ngôn ngữ dân gian và văn chương nam bộ khởi từ đầu thế kỷ 20, cách nói “phù sa lớp lớp” có nhiều hình tượng sâu rộng, chẳng những là một điệp ngữ gợi hình mà thuật ngữ này còn thể hiện sự chuyển hoá đổi thay và vun bồi của địa thế tự nhiên, của chu kỳ thời gian và hơn thế nữa cũng hàm ý những dòng người đất  việt liên tục kế nhau, bằng sức lao động và sức mạnh ý chí, tinh thần kiên trì, tài bồi phát triển vùng đồng bằng Nam Bộ.

Trong cảnh quan một vùng rộng lớn ngập phủ màu xanh cây lá và nền trời cao, dòng phù sa từ hướng bắc đổ về với hình sắc thật diệu kỳ mang nhiều ý nghĩa, làm nên một bức tranh thiên nhiên sống động cho vùng nam bộ không còn đơn thuần một màu xanh hiền lành mà là một bối cảnh hoà điệu của nhiều màu sắc gọi nhìn.

Nam bộ sẵn có màu xanh của vườn tược, của mạ non trên ruộng đồng mênh mông, có núi lam mờ sương mây ở phía đông và dọc theo phía biên giới phía tây nam cùng với màu ngọc bích của trùng dương bao quanh phía đông nam, có màu vàng, đỏ trắng, nâu, xanh lẫn lộn ở các khu vườn cây ăn trái nổi bật trên nền đất sậm xám. Nam bộ còn nổi bật màu đen kịt bóng mạt nưa ở áo quần người dân thôn dã, một màu đen truyền thống đặc thù của phương nam tương tự màu chàm nâu của cư dân ở vùng thượng du và vùng đồng bằng bắc bộ. Các dòng phù sa làm tăng thêm hình sắc thái cá biêt của bức tranh thiên nhiên sinh động ở nam bộ. Dòng nước tuy không trong, thường đục ở mùa khô và mùa lũ với nhiều sắc thái khác nhau, nổi bật giữa màu xanh tự nhiên của rừng cây tươi tốt.

Dòng chảy sông La Ngà, vốn có thượng nguồn là sông Đạ Đờn trên núi và cao nguyên Lang Biang khi đổ qua rừng Nam Cát Tiên và khu vực Đồng Nai với màu cafe sữa đậm đặc, sắc này rõ nhất vào mùa khô dù rằng tốc độ tuông đổ ở thác trời, rừng nam cát tiên có phần êm ả hơn mùa mưa lũ.

Dòng chảy sông Mê Công khi tới biên giới Châu Đốc, trước khi vào địa phận nam bộ đổ ra biển qua chín cửa có màu vàng đục, nhưng khi ra gần hướng biển, dòng chảy trở nên màu vàng bạch(có chút pha trắng), một số nhánh tẽ qua hướng tây dòng chảy, có nơi ngã màu gạch tôm nhạt (khi qua Sóc Trăng) do ảnh hưởng của đất sét đỏ mặt bắc, nhiều nơi khác ở các kênh đào, ngã màu vàng trắng.

Các dòng chảy này khi tới vùng biển, hoà lẫn với nước biển xanh, trở thành màu sữa đục ở các vùng bờ biển dài gần 1000 Km từ cửa cần giờ qua Gò Công, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Rạch Giá và ít đục hơn vùng hòn Phu Tử, hòn Trẹn huyện Kiên Lương và khu vực Hà Tiên. Tại những đoạn sông gần cửa biển như ở cần giờ chín cửa sông Cửu Long, ở vùng Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh có những chổ hoà lẫn hai dòng nước và màu sắc giữa Phù Sa với nước biển thấy rõ rệt trong 50 met dòng xoáy nhỏ.

Nước phù sa không thích hợp cho du khách khó tính nhưng vẫn hữu ích cho nhu cầu tắm rửa của cư dân nam bộ, và các dòng chảy phù sa đã được thiên nhiên trao nhiệm vụ đắp bồi cho vùng này, điển hình hơn cả là mũi Cà Mau, mỗi năm được bồi đắp dài ra lấn biển trung bình 80m có năm đến 150m. Chỉ tính trong vòng 10 năm thôi, mũi cà mau nới rộng thêm chiều dài khoảng 800m và trở thành đất cứng với sự trợ giúp của cây Tràm, cây mấm, cây đước.

Thiên nhiên đã thiết tạo công trình tài bồi, nới rộng đất đai nam bộ như thế, có lẽ từ thời kỳ tạo sơn lập địa cách nay hàng trăm triệu năm, cùng thời với vùng vịnh Hạ Long, vùng núi hoàng liên sơn ở bắc bộ và cũng có lẽ đây là công trình dài nhất, vì cho đến ngày nay, lớp lớp phù sa vẫn còn kiên trì bồi đắp cho nam bộ phần quan trọng của lãnh thổ quốc gia Việt Nam.

Cũng nằm trong công trình thiên tạo đó, nói cách khác là theo quy trình chuyển hoá tự nhiên, con người – các dòng họ – nhân dân các thế hệ Việt và những dân tộc hoà nhập với đại gia đình Việt Nam qua bao thời đại, biến thiên xã hội, đã không ngừng bồi đắp và khai triển vùng đất nam bộ đầy tiềm năng và triển vọng cuộc sống mới này “phù sa lớp lớp” mang ý nghĩa chung là như thế.


đăng bởi: du lịch việt

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946