Administrator

Tin tức - 04/09/2019 - 355 Lượt xem

Giao Thông Hà Nội – Hệ Thống Đường Giao Thông Tại Hà Nội Cho Du Khách

Hà Nội là đô thị loại đặt biệt với hạ tầng hiện đại bật nhất Việt Nam. Hiện giao thông Hà Nội đa dạng phong phú, khách du lịch Hà Nội có thể đi lại bằng nhiều phương tiện khách nhau như: đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không…

I. Giao Thông Hà Nội Đường Bộ.

Thủ đô Hà Nội có hệ thống giao thông đường bộ như bàn cờ, ngày càng được mở rộng, nhiều đại lộ nối liền với các tỉnh bắc bộ rất đẹp, khắc phục được nhiều trở ngại, do địa hình khu Tây Bắc vòng qua Đông Bắc quá hiểm trờ và ngặt nghèo. Hầu hết các trục lộ chính quan yếu đều được canh tân, trang bị hiện đại.

Hiện đã có thêm làn đường phía bắc của đường Hồ Chí Minh hiện đại, nối liền từ Pắc Bó (Cao Bằng) xuống tới khe Giao (Hà Tĩnh), sẽ giúp cải thiện rất nhiều bộ mặt kinh tế, xã hội miền núi Bắc Bộ. Đời sống cư dân các miền Tây Bắc, Trung Du sẽ dễ dàng tăng tiến.

giao thông hà nội

Dù con đường giao thông quan trọng này không đi ngang qua thủ đô nhưng cũng ảnh hưởng tích cực về mặt lưu thông. Thủ đô Hà Nội sẽ tránh được nhiều ùn tắc và sự cố trên nhiều trục lộ như trước đây, do lưu lượng xe sẽ được tản ra.

Đường Hồ Chí Minh đoạn phía Bắc sẽ băng qua vùng núi rừng các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, dài 402 km (Pắc Bó – Hoà Lạc).

Ngành du lịch nói chung và du lịch Hà Nội nói riêng sẽ đảm nhận thêm nhiều công việc, tích cực phục vụ du khách ngoạn du tới các vùng sâu, vùng xa bấy lâu nay ít người bước chân đến, vốn là những khu sơn lâm cùng cốc nhưng có nhiều thắng cảnh ngoạn mục tuyệt vời.

Trước mắt, du lịch Hà Nội sẽ mở đầu các tour khám phá, tham quan những đoạn đường kỳ thú như phía Nam đã từng mở tuyến/tour khám phá đoạn đường Trường Sơn (giai đoạn I), từ ngã ba Khe Giao tới Ngọc Hồi (Ngã 3 Đông Dương – Biên giới Việt – lào – Campuchia) thuộc tỉnh Kon Tum từ giữa năm 2003. Khi đó, cư dân các tỉnh Tây Bắc, Việt Bắc sẽ có nhiều cơ hội làm ăn, phát triển cuộc sống.

II. Hệ thống giao thông Hà Nội hiện có:

1/Giao thông Hà Nội Đường Bộ.

Từ các bến xe ô tô Mỹ Đình, Phía Nam, Gia Lâm đi khắp các nơi trên toàn quốc bằng các tuyến đường:

+ Quốc lộ 1A: Xuyên Bắc – nam.

+ Quốc lộ 2: đi Vĩnh Phúc, Phú Thọ, rẽ đường 320 đi Yên bái, Lào Cai, Sapa hoặc qua Hà giang, Tuyên Quang.

+ Quốc lộ 3: đi Thái Nguyên, Cao Bằng.

+ Quốc lộ 5: đi Hải Phòng, rẽ đường 18 đi Quảng Ninh (Hạ Long, Móng Cái).

+ Quốc lộ 6: đi Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu.

+ Quốc lộ 32: đi Sơn Tây.

Ngoài ra tuyến đường bộ nối liền với Thakhet (Lào) dài 576km, với Phnôm Pênh (Campuchia) dài 1964km.

Trên hệ thống giao thông đường bộ có 3 cầu trọng tải lớn bắc qua sông Hồng: Thăng long, Long Biên, Chương Dương có chức năng khác nhau với đường cao tốc nối Hà Nội với Nội Bài và Hải Phòng. Tuyến Nội Bài đã được mở rộng, ngang qua đền Voi Phục.

Thủ đô Hà Nội có 72 nút giao thông, tỷ lệ xe lưu thông cao vào những giờ cao điểm. Dòng xe chạy chiếm hầu hết diện tích giao thông suốt từ 6 giờ sáng đến 23 giờ đêm, tốc độ qua trung tâm thành phố chậm từ 10 đến 20 km/giờ.

Tổng số đường bộ là 327, trong đó 40 đường dài 1400m và 287 đường dài 550m trong nội thành. Đường rộng 12m có tỷ lệ 12%, rộng từ 2 đến 11m chiếm tỷ lệ 88%. Đường bê tông, nhựa 60%, đường đá cấp phối 40%. Đường sắt cắt qua 7km.

Năm 2018 có khoảng 26,4 triệu lượt khách vãng lai tới thủ đô Hà Nội tăng 9,3% so với năm 2017.

2/ Giao Thông Hà Nội Đường Thuỷ.

đường thuỷ hà nội

Thủ đô Hà Nội được sông Hồng và các phụ lưu bồi đắp tạo nên. Hà Nội và sông Hồng gắn bó thật thắm thiết như mẹ và con. Tên Hà Nội có ý nghĩa liên hệ với sông Hồng là “vùng đất ở bên trong dòng sông”. Ngày xưa người ta gọi sông Hồng là sông Cái, sông Mẹ. Đoạn sông Hồng ôm lấy Hà Nội dài gần 100km, chiếm 1/5 chiều dài của dòng chảy trên lãnh thổ Việt Nam.

Ngoài ra, còn có các dòng sông khác chảy qua khu vực Hà Nội là: sông Đuống, sông Cầu,m sông  Đáy, sông Nhuệ, sông Tích, sông Cà Lồ, sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu. Sông Tô Lịch đã được nhắc nhiều trong văn chương Hà Thành xưa như một dòng sông tuyệt mỹ uốn quanh trong thành phố.

Ngày nay, sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu chỉ có công dụng là hệ thống thoát nước cho thành phố. hai dòng sông này đang được cải tạo để trở lại vị trí có cảnh quang đẹp ngày xưa.

+ Bến phà Đen có tàu đi Hưng yên, Nam Định, Thái Bình, Việt Trì.

+ Bến Hàm Tử Quan có tàu đi Phả Lại.

3/ Giao Thông Hà Nội Đường Hàng Không.

sân bay nội bài

Sân bay quốc tế Nội Bài cách trung tâm thủ đô khoảng 35km. Đây là một trong hai sân bay lớn nhất nước, có nhiều đường bay trong và ngoài nước. Từ sân bay về trung tâm Hà Nội mất khoảng 40 phút bằng ô tô.

4/ Giao Thông Hà Nội Đường Sắt.

Tại Hà Nội có nhiều tuyến đường sắt, phục vụ cho nhu cầu đi lại của du khách gồm các tuyến:

+ Đi Hải Phòng, 102km.

+ Đi Lào Cai quãng đường 296km.

+ Đi Lạng Sơn quãng đường 150km.

+ Đi Quán Triều 75km, qua Bãi Cháy 170km.

+ Vào tp Hồ Chí Minh 1.726km.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946