Administrator

Tin tức - 10/12/2018 - 446 Lượt xem

Đường Đi Lại Ở Đồng Tháp Cho Du Khách Tìm Hiểu

Đồng Tháp là tỉnh nổi tiếng trong du lịch sinh thái, đường đi Đồng Tháp đang là vấn đề nhiều du khách quan tâm, trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến một số tuyến đường đi chính trên địa bàn cũng như lịch sử hình thành của nó.

Tỉnh Đồng Tháp có 2 tuyến đường bộ, thường được du khách lữ hành đi qua, để lên Long Xuyên. Con đường Cao Lãnh, qua phà mang cùng tên và con đường đi ngả Sa Đéc sau khi vượt cầu Mỹ Thuận. Tuyến đường này muốn đi tới Long Xuyên quý khách phải đi qua phà Vàm Cống và nhiều vùng cây ăn trái, đặc sản nổi tiếng của tỉnh Đồng Tháp. Du khách đa phần mua nhiều quà tại đây để đem về biếu cho thân nhân sau chuyến đi thăm quan Châu Đốc – Hà Tiên.

đường đi đồng tháp

Sa Đéc là một thị xã nay đã phát triển và là một địa danh có bề dày về lịch sử văn hoá và tiềm năng cuộc sống của cư dân dể mến.

Chỉ trong vài năm cuối cùng của thế kỷ 20, thị xã Sa Đéc của tỉnh Đồng Tháp thay đổi diện mạo mau lẹ. Đây là một địa phương bị thay đổi về mặt hành chính liên tục trong vòng 45 năm. Có lúc, Sa Đéc ở cương vị tỉnh lỵ. Cũng có thời gian lãnh thổ bị sáp nhập vào tỉnh Vĩnh Long, nay là thành phố thứ 2 của tỉnh Đồng Tháp, nằm ở dãy đất như một hòn đảo lớn giữa hai con sông Tiền và sông Hậu.

Thực ra, Sa Đéc là một vùng đất sớm hình thành trong quá trình hơn 300 năm phát triển của đồng bằng sông Cửu long.

Vào cuối thế kỷ 17, theo sách cũ vùng này gọi là đạo Đông Khẩu, thuộc thủ đạo của khu vực giữa hai nhánh sông Mê Công. Vị tướng đầu tiên thời chúa Nguyễn vào phía Nam Đàng trong lo việc bình định khai phá và lập cơ cấu hành chính là Chưởng cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh đã kéo quân thuỷ bộ đi ngang qua đây.

Dân cưhooif ấy nhớ ơn đức của ông, sau khi ông từ trần vì bạo bệnh dọc đường về Đồng Nai đã thờ lập đền thờ, đặt tên ông cho một cù lao và một con sông ông đi qua là cù lao ông Lễ và sông Ông Lễ. Sông này sách xưa có viết là Lê Công Giang và “Ông Lễ” là do tước của ông: Lễ Thành Hầu.

Hồi ấy, và cả một thời gian dài về sau, Sa Đéc là một vùng đất rộng. Theo các vị bô lão xưa, Sa Đéc có ý nghãi là “chợ Sắt” do tiếng Khmer, vì nơi đây xưa kia có một huyện chuyên bán các vật dụng bằng sắt.

Vào đầu thế kỷ 20, Sa Đéc là một nơi hội tụ sinh sống của một số nhà cách mạng, chí sỹ và cũng là nơi phát sinh những nhà báo đầu tiên của Nam Bộ.

đường đi đồng tháp 1

1. Cụ Võ Hoành bị pháp đưa về an trí, sau khi bị bắt đày ra Côn Đảo và phong trào Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục ở miền trung và miền Bắc tan rã.

2. Nhà nho, nhà thơ yêu nước Nguyễn Quang Diêu trong phong trào Đông Du, sau khi vượt thoát ngục tù Guyane (Nam Mỹ) trốn về ẩn náu, dạy học và hành nghề Đông y.

3. Bác Sỹ Lê Quang Trinh xuất bản tờ tuần báo đầu tiên ở Sa Đéc vào năm 1935 có tên là Tân Tiến, đặt trụ sở tại số 30 bến Tân Phú Đông, Sa Đéc (báo quán đặt tại Sài Gòn, số 86 đường  Dixmude(đường Đề Thám về sau ở quận 1). Trong thời kỳ mặt trận dân chủ Đông Dương (1936 – 1939) tờ báo này là phương tiện thông tin, tuyên truyền cách mạng.. Thầy giáo Phan Ngọc Hiển, người lãnh đạo Đảng trong cuộc khởi nghĩa ở Hòn Khoai – Cà Mau (13-12-1940), sau khi bị thực dân bắt cầm tù rồi tha, buộc phải nghỉ nghề dạy học, đã tới Sa Đéc làm phóng viên cho báo Tân Tiến.


Đăng bởi: du lịch việt

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946