Administrator

Tin tức - 15/11/2019 - 350 Lượt xem

Đời Sống Văn Hoá Người Dân Vùng Sông Mã, Sơn La

Sông Mã là tên của một huyện ở miền núi biên giới Tây Nam tỉnh Sơn La. Đây là nơi từng một thời phồng hoa của nền văn hoá cổ tiền Đông Sơn, đặc sắc, có niên đại khoảng 4000 năm. Khi Du lịch Tại Sơn La bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng những tàn tích cổ này.

Trong thời gian qua, cuối thế kỷ 20, các nhà khảo cổ học đã phát hiện được 5 địa điểm tại vùng này của các bộ lạc cư trú vào sơ kỳ thời đại kim khí. Những bộ lạc này quy tụ lại ở vùng cửa suối dọc theo hai bờ sông Mã dài khoảng 10km, từ xã Mường Lầm đến xã Nà Nghin ngày nay.

Khảo Sát Vùng Đất Sông Mã.

sông mã

Tại các tụ điểm này, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều công cụ đá mài, đồ gốm với những hoa văn rất đẹp. Điều đáng để ý là có những viên đá hình yoni là hình tượng của tín ngưỡng phồn thực (mong được sinh sôi nảy nở ra nhiều).

Những di vật này thường gặp trong các di tích văn hoá tiền Đông Sơn ở lưu vực sông Hồng và sông Mã, có niên đại cách nay khoảng 4000 năm.

Như thế, người ta có thể hiểu rằng cách nay 4 thiên niên kỷ, lãnh thổ miền Bắc và vùng Bắc Trung bọ ngày nay ở vào giai đoạn sơ kỳ thời đại đồng thau và kỹ thuật luyện kim đã xuất hiện tiến triển.

“cư dân bấy giờ đều làm nghề nông, trồng lúa và các cây lương thực khác bằng cuốc đa. Thời kỳ này kỹ thuật chế tác đá đã đạt đến trình độ phát triển rất cao, kỹ thuật mài nhẵn, cưa, khoan, tiện đá rất phổ biến và hoàn thiện. Công cụ đá được tìm thấy có nhiều loại hình phong phú, tinh tế như các rìu, bôn tứ diện được mài nhẵn có kích thích nhỏ, các lưỡi cuốc đá mài nhẵn có chuôi để tra cán… Những công cụ lao động chắc chắn đã có tác dụng quan trọng, lớn lao trong việc nâng cao hiệu quả nền kinh tế bấy giờ.

Dụng Cụ Lao Động Văn Hoá Phùng Nguyên.

Cư dân văn hoá Phùng Nguyên mặc dù chưa có công cụ bằng đồng, vẫn sử dụng công vụ bằng đá là chủ yếu, nhưng với việc biết sử dụng nguyên liệu bằng đồng và kỹ thuật luyện kim tạo điều kiện tiền đề cho cư dân văn hoá Đồng Đậu, Gò Mun tiếp sau đó kế thừa và phát triển ngày càng cao hơn kỹ thuật luyện kim để trên cơ sở đó hình thành nền văn minh rực rỡ thời Văn Lang – Âu Lạc – nền văn minh sông Hồng và sự ra đời của nhà nước sơ khai ở giai đoạn văn hoá Đông Sơn.

văn hoá đông sơn

Cư dân thời bấy giờ đã tiến thêm nhiều bước khả quan, ngoài công việc trồng trọt còn có chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tại di tích xóm Rền (phú Thọ), các nhà khảo cổ tìm thấy tượng đầu gà bằng đất nung. Các di tích ở lưu vực sông Mã (Thanh Hoá) có nhiều xương bò, heo, chó…

Nghề thủ công lần hồi phát triển cùng với công việc chăn nuôi trồng trọt tại các bộ lạc Phùng Nguyên, HOa Lộc, Đền Đồi, Rú Ta… Khá nhiều mảnh gốm với nhiều hình dáng và chủng loại, hoa văn đặc sắc đã được phát hiện trong một số di tích thuộc thời kỳ này. Trong số di tích Phượng Hoàng ở Quốc Oai, Hà Nội, có đồ gốm loại miệng loe cùng loại miệng đứng. Chân đế cũng có 3 loại, tai gốm và chạc gốm nhiều kiểu khác nhau.

Đồ gốm ở mỗi khu vực mang những nét đặc trưng về hoa văn, kiểu dáng. Đồ gốm của cư dân Phùng Nguyên đặc điểm hoạ tiết dược kết tạo bằng những đường cong, uyển chuyển thanh thoát, phối hợp khéo léo giữa hoa văn và kiểu dáng. Đồ gốm ở Hoa Lộc với đặc điểm hoa văn những dải thoáng đãng, dễ trơn hay có những nhóm chấm. Đồ gốm của các bộ lạc vùng sông Mã (Huyện Sông Mã, Sơn La), có hoa văn dấu đan lóng đôi, khắc vạch những chữ S đối xứng và hoa văn hình học.

Điểm giống nhau của các loại gốm ở các địa điểm vừa kể là đẹp và tốt hơn đồ gốm thời văn hoá đá mới. Lúc bấy giờ, kỹ thuật dùng bàn xoay để tạo hình gốm rất được thông dụng ở nhiều nơi.

“Sự phát triển đến đỉnh cao của kỹ thuật chế tác đá, kỹ thuật làm đồ gốm, biết đến kỹ thuật luyện kim đã chứng tỏ sự phát triển mạnh mẽ của thủ công nghiệp bấy giờ. Các nghề thủ công khác như đan lát, dệt vải cũng khá phát triển ở một số bộ lạc.

Ngành Nghề Sinh Sống Người Dân Thời Phùng Nguyên Tại Sông Mã.

Nghề đánh cá, săn bắn vẫn tồn tại nhưng không còn phát triển ở các cư dân văn hoá phùng Nguyên, nhưng lại được phát triển ở một số bộ lạc khác. Các khu vực sinh sống của cư dân Phùng Nguyên có rất ít xương thú rừng, xương cá và cũng không phát hiện thấy chì lưới đánh cá. Nhưng ở một số bộ lạc vùng lưu vực sông Mã (Thanh Hoá) và các bộ lạc ở huyện Sông Mã (Sơn La), lại tìm thấy chì lưới đánh cá. Nhiều loại xương, răng thú rừng được tìm thấy ở các di tích văn hoá Hoa Lộc.

Chủ nhân văn hoá Phùng Nguyên, văn hoá Hoa Lộc, sông Mã Đền Đồi – Rú Ta (Nghệ An)… đã có một trình độ mỹ cảm khá cao. Điều đó không chỉ thể hiện trên các đồ án trang trí gốm, mà còn cả trong kỹ thuật chế tác công cụ và trang sức của họ Các công cụ đa cân xứng, xinh xắn, mài nhẵn bóng đẹp mắt. Trên một số rìu đục của cư dan văn hoá Phùng Nguyên cũng được trang trí bằng những đường khắc chìm. Các đồ trang sức như vòng tay, hạt chuỗi bằng đá được khoan tiện tinh vi. Một số tượng động vật bằng đất nung như tượng gà, tượng bò cũng được tìm thấy trong một số di tích văn hoa Phùng Nguyên.

Các nhà khảo cổ học còn phát hiện được khá nhiều con dấu bằng đất nung hình chữ nhật, hình tròn, hình bầu dục, trên mặt con dấu có các hoa văn được mắc sâu như ở di tích văn hoá Hoa Lộc.

Có những dấu hiệu cho thấy chủ nhân văn hoá Phùng Nguyên trong một mức độ nào đó đã có tư duy khoa học, có quan niệm về thế giới, về vũ trụ. Điều này được thể hiện ở hoa văn trên đồ gốm được tuân thủ chặt chẽ các quy tắc đối xứng. Kỹ thuật chế tác đá đạt đến đỉnh cao với nhiều loại hình, kích cỡ khác nhau…

Tín Ngưỡng Tôn Giáo Người Dân Thời Phùng Nguyên.

văn hoá sông mã

Cũng như cư dân thời văn hoa đá mới, hậu duệ của họ ở vào thời kỳ văn hoá Phùng Nguyên có tục chôn người Chết ngay tại chỗ ngụ cư, và chôn theo cả công cụ lao động, các vật dụng khác, đồ trang sức với quan niệm chia tài sản, mà ngày nay một số đồng bào dân tộc miền núi, nhất là ở khu vực Tây Nguyên, một số làng dân tộc vẫn giữ gìn, tuân thủ. Cư dân thời văn hoá Phùng Nguyên cũng có ý niệm về liên hệ giữa người sống và người chết.

Cách nay khoảng 4000 năm, cư dân này đã sống định cư lâu dài. Địa bàn ngụ cư ngày càng mở rộng, cả một vùng rộng lớn bao gồm các lưu vực sông Hồng, sông Mã và sông Cả, nghĩa là cả vùng đồng bằng Bắc bộ vào tới vùng Bắc Trung bộ ngày nay (Nghệ An – Hà Tĩnh).

Thời bấy giờ, xã hội loài người nước ta đang chuyển hướng từ công xã thị tộc mẫu quyền sang thời sơ khai công xã thị tộc phụ quyền, do ảnh hưởng lao động tăng tiến, ý niệm bảo vệ lãnh thổ cư ngụ để tự tồn thúc đẩy người đàn ông trong gia đình, thị tộc đứng ra lãnh trách nhiệm nặng nề khó khăn trong sản xuất và chiến đấu chống trả lại thù địch bên ngoài, bao gồm những thách đố của thời tiết thiên nhiên, con người và ác thú. Chế độ công xã nguyên thuỷ bước vào thời kỳ dần tan rã. Thời kỳ này còn tiếp tục kéo dài ở các giai đoạn phát triển của văn hoá đồng Đậu, Gò Mun và tiếp theo đó dẫn tới sự ra đời của triều đại Hùng Vương.

5/5 - (1 bình chọn)
Thẻ:,

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946