Đình Phương Độ là công trình kiến trúc độc đáo được xây dựng vào thế kỷ 15. Đình toạ lạc tại xã Xuân phương, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên 30km về hướng đông nam.
Đình Phương Độ là di tích kiến trúc nghệ thuật đình làng với hình thức kiến trúc truyền thống của Việt Nam được xây dựng từ đời nhà Lê. Đình làng có 3 gian, 2 chái, mái lợp ngói Múi, bốn góc mái đều bằng gốc cong vút, các cột đều bằng gỗ lim, còn ván lát xung quanh được chạm trỗ khéo léo, các bộ tứ linh gồm long, ly, quy, phượng được chạm khăncs công phu.
Hình ảnh: đình Phương Độ.
Ngôi đình thờ đức thánh Dương Tự Minh hay là thành Hoàng của làng, ông vốn là vị phò mã đời nhà lý đã có công lớn trong việc bảo vệ đất nước và xây dựng kinh tế của phủ Phú Lương trước đây. Phía sau ngôi đình cổ xưa này còn có một ngôi chùa tạo nên một quần thể di sản văn hoá tín ngưỡng có giá trị.
Lễ hội ở đình Phương Độ được tổ chức vào rằm tháng giếng âm lịch hằng năm, có cuộc rước kiệu thánh và tế thần, còn vào ngày mồng 10 tháng 10 âm lịch, lễ hội được tổ chức lớn, vừa rước kiệu thánh, vừa rước bánh dày, hoa quả cùng nhiều đồ tế lễ khác trọng thể.
Lễ hội đình Phương Độ đã trở thành ngày hội sinh hoạt văn hoá trọng thể của nhân dân quanh xã Xuân Phương, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
Hình ảnh: lễ hội Đình làng Phương Độ.
Vào tháng 8 năm 1945, đình Phương Độ được chọn làm nơi tổ chức lễ tế cờ chào mừng thành công của cách mạng tháng 8, nhiều lớp học quan trọng như lớp tuyên truyền chủ trương của Đãng, chính phủ như “Bình dân học vụ”, “tuần lễ vàng” cũng được tổ chức tại đây. Với giá trị lịch sử và cống hiến của đình, đến năm 1993 ngôi đình đã được công nhận là di tich văn hoá lịch sử.
Trong đình còn bảo quản hai hiện vật giá trị cao như: 1 sắc phong và 2 bức đại tự thờ Dương Tự Minh thời vua Khải Định, bên cạnh đó là bàn hương án của cuối thời Lê, đầu thời Nguyễn, bát hương sành cổ, cùng nhiều sản phẩm quý giá như: kiệu, bát hương án, … được chạm trỗ những hoa văn tinh tế do bật thầy lúc bấy giờ thực hiện.
Đăng bởi: du lịch việt