Đình Làng Đình Bảng là một công trình kiến trúc đình cổ, nhà sàn độc đáo xứ Kinh Bắc. Đình toạ lạc tại Cổ Pháp, đình Bảng, thị xã Từ Sơn là một ngôi đền cổ và là điểm du lịch Bắc Ninh nổi tiếng nhất.
Giới Thiệu Về Đình Cổ Xứ Kinh Bắc.
Ở vùng Kinh Bắc xưa, ngoài chùa còn có đình thờ thần. Một số nơi thờ thiên thần, còn phần lớn thờ những người có công với nước ở thời kỳ các vua Hùng, thời kỳ Hai Bà Trưng, thời kỳ Lý – Trần. Một số thần là các ông tổ có công dạy nghề hoặc lập làng.
Thăm quan du ngoạn Kinh Bắc hay Bắc Ninh ngày nay là một cuộc du lịch có ý nghĩa kết hợp hành hương đối với một số du khách có tuổi và cũng là cơ hội thăm viếng danh lam thắng cảnh lâu đời tại vùng đất cổ miền Bắc nước ta.
Đình làng ra đời muộn hơn chùa tháp, vào các thế kỷ 16 đến 18 mới được xây dựng nhiều. Đình Lỗ Hạnh có niên đại sớm nhất vào năm 1576. Sau đó là các đỉnh nổi tiếng được xây dựng tiếp theo: đình Cổ Mễ, đình Đức Thắng, đình Diêm, đình Phù Lão, đình Thổ Hà, đình Đình Bảng… được xây dựng vào thế kỷ thứ 18.
Đình làng vừa là nơi thờ Thành Hoàng, vừa là nơi dân làng họp bàn về việc công, nơi tổ chức hội hè, đình đám, biểu dương và duy trì thuần phong mỹ tục của làng xã. Đó là một trong những trung tâm của đời sống văn hoá xã hội ở nông thôn Việt Nam xưa. Đồng thời đình làng còn lưu giữ những công trình nghệ thuật dân gian đặc sắc.
Kiến Trúc Đình Làng Đình Bảng.
Đình Bản được xây dựng vào năm 1700 – 1736, do quan Nguyễn Thạc Lượng là người làng Đình Bảng và vợ là bà Nguyễn Thị Nguyên người quê tại Thanh Hoá xây dựng. Khi từ quan ở Thanh Hoá, ông Lượng mang 8 bè gỗ lim. Năm 1686 – 1700, ông cho dựng tư dinh của dòng họ, đến khi tay nghề thợ vững chãi thì bắt đầu cho xây dựng đình.
Đình làng Đình Bảng toạ lạc tại Cổ Pháp, Đình Bảng, thị xã Từ Sơn là ngôi đình đồ sộ vào bậc nhất ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, một công trình kiến trúc giàu tính dân tộc và khoa học. Ngoài dáng vóc kiến trúc tổng thể bề thế, rộng, thoáng, thì mỗi bộ phận của kiến trúc được đưa lên hàng đầu tác phẩm điêu khắc.
Những biểu tượng mây trời, sóng nước, hoa lá… đặc biệt những hoạ tiết tứ linh (rồng, phượng, rừa, lân), tứ quý (thông, mai, cúc, trúc) được chạm nổi, chạm lồng rất tinh vi, điêu luyện.
Có thể xem đình làng Đình Bảng như một tài liệu gốc để tìm hiểu nghệ thuật kiến trúc truyền thống Việt Nam thế kỷ 18. Đình làng Đình Bảng là niềm tự hào của nền mỹ thuật dân gian tiêu biểu cho văn hoá kinh Bắc xưa.