Administrator

Tin tức - 12/03/2019 - 507 Lượt xem

Định Hướng Phát Triển Du Lịch Việt Nam

Nước Việt Nam là một trong những quốc gia tại khu vực Đông Nam Á, có tiềm năng thiên nhiên phong phú, nhiều cảnh đẹp. Du lịch Việt Nam nhờ đó mà có điều kiện để cuốn hút du khách từ khắp nơi trên thế giới đến thăm quan. Cơ quan chức năng nước ta đã cố gắng tạo nhiều điều kiện phát triển du lịch.

Một cố gắng đáng kể của ngành du lịch Việt Nam từ năm 2002 trong quan hệ hợp tác quốc tế về du lịch là việc xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam ở một số nước như Pháp, Thái Lan, Nhật Bản,… bằng việc mở văn phòng xúc tiến du lịch và tổ chức quảng bá du lịch.

du lịch việt nam

Các văn phòng cung cấp những thông tin cần thiết, tổ chức những chương trình tuyên truyền quảng bá du lịch, cung cấp một số tour du lịch từ các thành phố lớn như Hà Nội, tp Hồ Chí Minh, Huế, Nha Trang đến các di sản văn hoá thế giới như vịnh Hạ Long, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, cố Đô Huế, các hang động độc đáo, đa dạng, các di sản văn hoá đặc sắc của Việt Nam qua các tài liệu đã được xuất bản, giới thiệu để các tổ chức, doanh nghiệp du lịch của một số nước sử dụng một cách chủ động.

Đồng thời đưa ra tên các tổ chức, doanh nghiệp, công ty du lịch ở những nước có quan hệ hợp tác cần tư vấn về các tour du lịch, các điểm du lịch,..vv.. văn phòng cũng sẵn sàng phục vụ một cách nhiệt tình, tạo điều kiện cho các mối quan hệ hợp tác quốc tế được bền vững.

Điều thuận lợi từ những năm gần đây trong sự hợp tác quốc tế về du lịch đối với các nước là loại đường bộ, đường biển, đường hàng không giữa Việt Nam với các nước không ngừng mở rộng, vì vậy các tiện nghi và dịch vụ được thực hiện tốt. Về đường bộ, hiện nay có ba nước có đường bộ nối với Việt Nam là Lào, Campuchia và Trung Quốc, riêng với Campuchia hiện có bốn đường bộ là đường số 19, số 20, số 21 và số 22; với Lào hiện có năm đường bộ là các đường số 6, 7, 8, 9 và đường 120 với Trung Quốc có ba đường nối Việt Nam với tỉnh Quảng Tây là đường số 1A, đường số 18, đường 4B, và đường số 70 nối Việt Nam với tỉnh Vân Nam.

Giữa các con đường trên có sự khác nhau do điều kiện địa lý của các vùng núi quanh các đồng bằng ở phía Bắc, phía Tây bắc với vùng đất thấp về phía tây của Việt Nam. Còn ở miền Bắc Việt nam thì có điều kiện thuận lợi để khách du lịch từ Trung Quốc đến các tuyến du lịch ở Việt nam qua tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh.

Về đường sắt, hiện nay Việt Nam có đến 6 tuyến đã được sử dụng cùng hai tuyến nhánh với chiều dài 2.600km. Trong tổng số trên 2.210 km, chiếm 85% tổng chiều dài, có đường sắt rộng 1m, 160km, chiếm 6% tổng chiều dài, có đường sắt rộng 1,435m, và 220km, chiếm 9% tổng chiều dài, là đường lồng. Nói chung, các khổ đường sắt trên đều là đường đơn chưa được điện khí hoá.

Về du lịch Việt nam đường biển, nước ta có vị trí tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển vận tải biển cùng với mạng lưới vận chuyển đường thuỷ nội địa có tổng chiều dài gần 9000km tiếp nối các điểm tiếp cận cửa sông và cảng sông. Cho đến nay, những cảng biển của Việt Nam có tần suất lớn là cảng Hạ Long, cảng Đà Nẵng, cảng Sài Gòn, cảng Vũng Tàu và cảng Phú Quốc.

Các cảng biển tuy đã được đầu tư hiện đại, nhưng vẫn chưa được đầy đủ trong việc tiếp đón khách du lịch. Từ tp Hồ Chí Minh có tuyến đường thuỷ nội địa và dọc theo sông Hậu đến Cần Thơ để tiếp đến biên giới Campuchia, đều là các tuyến đường thuỷ phục vụ sự hợp tác quốc tế về du lịch giữa Việt nam và Campuchia.

 

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946