Administrator

Tin tức - 26/02/2019 - 600 Lượt xem

Điện Hòn Chén – Địa Điểm Du Lịch Tâm Linh Huế

Quần thể di tích Cố Đô Huế từ lâu đã trở thành địa danh du lịch thu hút du khách tìm về cội nguồn. Điện Hòn Chén cũng nằm trong quần thể di tích đó. Đến với Điện Hòn Chén, bạn sẽ có dịp chiêm ngưỡng những thắng cảnh độc đáo và tìm về những giai thoại của cha ông ngàn xưa đã đạt được.

điện hòn chén

Hình ảnh: Điện Hòn Chén Huế.

Cố đô Huế có đủ cả cung điện, đền đài, lăng mộ, tháp chùa… là những cảnh vật mà du khách trong và ngoài nước đi du ngoạn tìm biết. Ngoài các chùa cổ, du khách cũng muốn biết thêm về điện Hòn Chén. Nhiều người chưa hiểu mới thoạt nghe qua tiếng “hòn” thường tưởng rằng điện ấy nằm trên một hòn đảo xa khơi nào đó.

Sự thực, điện Hòn Chén ở trên sườn núi Ngọc Trản, một mạch núi từ chân dãy Trường Sơn thông về phía Đông đến làng Hải Cát, huyện Hương Trà. Nơi đây dòng nước Hương Giang bị chặn lại về phía tả ngạn, tạo thành một núi có vẻ biệt lập, cây cối xanh tốt soi bóng xuống dòng sông.

Trên núi có một chỗ trũng giống như một cái chén khổng lồ. Vì vậy, người ta mới đặt tên là Ngọc Trản Sơn (núi Chén Ngọc), còn dân gian thì gọi một cách nôm na là Hòn Chén.

Khi du khách đi du lịch Huế muốn thăm quan điện Hòn Chén có thể dùng thuyền đò ngoạn cảnh sông Hương về phía Tây hướng dãy núi Trường Sơn, khởi từ cầu Trường Tiền, qua Hoàng cung, cầu Bạch Hổ, ngắm cảnh chùa Thiên Mụ rồi rẽ về phía Nam theo dòng sông, hướng về các lăng Đồng Khánh, Thiệu Trị, Minh Mạng,.v..v.. Nhưng vừa qua khỏi lăng Đồng Khánh thì đã tới điện Hòn Chén. Nơi đây chỉ cách trung tâm Huế có 8km.

Điện Hòn Chén thờ một nữ thần người Chiêm Thành xưa, tên là Pô Yang Inư Nagar, gọi tắt là Pô Nagar, tức Mẹ xứ Sở. Theo truyền thuyết người Chăm là thần đã sáng tạo ra đất đai, cây cối, rừng gỗ quý, lúa bắp, và dạy dân cách trồng trọt.

Là Mẹ Xứ Sở nên nữ thần Pô Nagar được người Chăm thờ trong các lăng tháp ở nhiều nơi, từ Thừa Thiên Huế, Phú yên, Khánh Hoà (Tháp Bà – Nha Trang), Ninh Thuận đến tận Bà Rịa. Cả đến một hòn đảo xa xôi ở biển đông, cách đất liền hơn 100km đường biển là đảo Phú Quý, thuộc tỉnh Bình Thuận cũng có thờ nữ thần Pô Nagar trong một ngôi miếu.

Người dân ở trên đảo này gọi là Bà Chúa Ngọc. Vì bài vị thờ bà ở Hòn Tranh, khi du lịch đảo Phú Quý du khách sẽ thấy dòng chữ “Cung Thỉnh Thiên Y A Na diễn Bà Chúa Ngọc Quang linh tuý tinh hoằng huệ thượng đẳng thần”.

thiên y a na

Hình ảnh: Tượng thờ Thiên Y A Na ngoài đảo Phú Quý.

Xưa kia, các vua nhà Nguyễn đã sắc phong nữ thần Pô Nagar là Thiên Y A Na Thánh Mẫu, tên nôm là Bà Chúa Ngọc. Tên Thiên Y A Na là cách gọi Hán hoá của tên Chăm Pô Yang Inư Nagar.

Tục truyền rằng Thiên Y A Na Thánh Mẫu rất linh ứng cho nên chẳng những người Chăm mà cả người Việt từ khi mới đặt chân vào đất Thuận Hoá thời chúa Nguyễn Hoàng, cách nay khoảng 400 năm cũng đã thờ. Ít ra điện thờ đã được xây dựng từ thế thể 16.

Theo thần thoại người Chăm, bà Pô Nagar sinh ra từ bọt biển và mây trời, có tất cả 97 người Chồng và 38 cô con gái. Còn theo các danh sỹ của triều Nguyễn thì Thiên Y A Na Thánh Mẫu trần tục hơn, đã kết hôn với một hoàng tử và sinh được 2 người con có nhiều thần lực và một số đức tính của thần linh Việt Nam.

Vua Gia Long đã sắc phong cho nữ thần gốc Chăm này danh hiệu “Hồng Ân Phổ Tế Linh Ứng Thượng Đẳng Thần”.

Tháng 3 năm 1832, vua Minh Mạng đã cho tu sửa, mở rộng ngôi đền và sắc phong là “Thượng Đẳng thần”. Đến Tự Đức năm thứ 4 (1851) bà được phong là “Thượng đẳng tối linh Thần”.

Dưới triều Đồng Khánh (1886), đền được xây dựng khang trang hơn, bổ sung thêm nhiều đồ khí tự và đổi tên thành Huệ Nam Điện. Huệ Nam có nghĩa là “ban ơn” cho nước Nam. Hàng năm, cuộc tế lễ được tổ chức hai lần vào mùa xuân và mùa thu. Triều đình cử quan chức tới làm chủ tế. Sau giảm xuống chỉ còn một lần vào dịp tế lễ mùa xuân, tháng 2 âm lịch.

Năm Duy Tân thứ 3 (1909), bà lại được sắc phong danh hiêu: “Thiên Y A Na Ngọc Diễn Phi Tối Cao Đẳng Thần”.

Có dịp du lịch Huế, du khách có thể thăm quan Điện Hòn Chén và tìm hiểu về văn hoá đặc sắc trên.

5/5 - (1 bình chọn)
Thẻ:,

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946