Đền Kỳ Cùng hay còn có tên gọi là đền Quan Tuần Tranh, là một ngôi đền cổ tại phường Vĩnh Trại, tp Lạng Sơn. Đền là chốn linh thiêng thờ cúng thần Giao Long về sau thờ quan lớn Tuần Tranh.
Đền Kỳ Cùng nằm trên bờ sông mang cùng tên, ở phố đầu Cầu, phường Vĩnh Trại, tp Lạng Sơn, cảnh sắc rất hữu tình, chưa thể biết xác thực đền được xây dựng từ bao giờ. Việc thờ cúng trong đền theo tín ngưỡng đã có sự thay đổi từ trước đến nay. Từ khi mới lập đền thờ thần Giao Long, về sau và cho tới hiện tại đền thờ quan lớn Tuần Tranh, tướng nhà Trần có công với nhân dân đất nước.
Trong đền còn giữ được nhiều di vật như bia đá, bộ hoành phi có từ năm 1784, các pho tượng và vật thờ tự khác. Được xếp hạng di tích năm 1993. Lễ hội đền Kỳ Cùng cùng lúc với họi đền Tả phù.
Kể về lịch sử thay đổi đối tượng thờ của đền Kỳ Cùng từ thờ thần Giao Long sang quan lớn Tuần Tranh. Đây là vị quan thứ 5 trong ngũ vị Tôn Quan đời nhà Trần. Ông được nhà vua cử lên Lạng Sơn để trấn giữ biên thuỳ. Theo truyền kỳ kể lại như sau: Trong một lần chiến đấu trấn giữ biên cương, chống giặc ngoại xâm, quân lính ông ốm đau nhiều, lực lượng ít ỏi. Trong khi đó, một số bọn gian thần đã đặt điều vu khống cho ông là tư thông giặc phản quốc cầu vinh. Đức vua nghe lời bọn gian thần đã ra lệnh xử tử ông.
Để minh chứng cho sự thanh bạch của mình, ông đã trầm mình xuống sông tự vẫn. Sau này, tả đô đốc Hán Quận Công Thân Công Tài lên Lạng Sơn nhận chức đã được người dân nơi đây kể lại oan tình của quan Tuần Tranh, đô đốc đã dân sớ minh oan cho ông.
Hiện nay, trong đền Kỳ Cùng còn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát cà Tam Toà Thánh Mẫu. Cạnh đó là một bia đá có ghi lại lịch sử trùng tu của đền vào những năm 1928, 1931, 1967. Sau đó vì thiên tai bão lụt và chiến tranh tàn phá, ngôi đền không còn, nhân dân trong vùng đã góp vốn xây lại ngôi đền mới trên nền đất cũ với kiến trúc hiện đại kết hợp với truyền thống, nhiều đồ thờ gỗ sơn son thiếp vàng.
Đền Kỳ Cùng có hướng về phía nam, ẩn mình dưới lùm cây cổ thụ xanh mát, kiến trúc hình chữ đinh. Khi du khách đến thăm quan đền vào những buổi chiều tà sẽ thấy tâm hồn thanh tịnh, thư thái. Phía trước đền là bến nước đẹp được xếp bởi hàng trăm bậc đá từ sân xuống dưới lòng sông. Tại sân của đền được lát gạch rộng sạch bố trí hai cây hương được cắm ngay ngắn và đỉnh đá.
Khi đứng ngoài sân đền, ngước lên phía trên, du khách sẽ thấy cổng và mái đền có đắp nổi lưỡng long chầu nguyệt bằng đá được bật thầy về điêu khắc thực hiện. Hình tượng lưỡng long uyển chuyển, mềm mại đã thể hiện sự tài hoa của người làm ra nó.
Việc bài trí hai cặp rồng và 1 cặp sư tử đá trước cửa đền làm tăng thêm vẻ thâm nghiêm. Bên ngoài lại có hai tháp chuông và trống xây chồng diêm, tám mái với những đầu cao vút.
Khi vào bên trong đền Kỳ Cùng du khách sẽ thấy những bức hoành phi, đại tự đặc sắc được làm từ đời vua Lê, Nguyễn, những tác phẩm này có ý nghĩa lớn với sự phát triển của nền văn hoá Việt Nam. Khi có dịp du lịch Lạng Sơn, du khách có thể đến đền Kỳ Cùng để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của công trình kiến trúc này.