Đền Đồng Nhân thờ Hai Bà Trưng thuộc xã Đồng Nhân, huyện Thanh Trì trước đây, nay ở số 12 phố Hương Viện, quận Hai Bà Trưng, tp Hà Nội. Ngôi đền được xây dựng vào thời Lý Anh Tông năm 1142. Tương truyền có một tương đá nổi trên dòng sông, phát sáng lấp lánh cả con sông, thuyền bè không dám qua lại.
Đức Vua biết chuyện liền sai lính rước về nhưng không được. Theo ý của các bô lão, người làm lễ, lấy vải đỏ, buộc vào tượng rước vào: Một pho tượng to lớn, đầu đội mũ trụ thân mặc áo giáp, tay chỉ lên trời, một chân ngã ra, một chây quỳ… và thế là ngôi đền Đồng Nhân được dựng thành.
Vào năm 110 trước công nguyên, đất nước bị nhà Tây Hán sang chiếm cứ. Tên thái thú Giao Chỉ là Tô Định lúc bấy giờ đã giết Thi Sách là chồng bà Trưng Trắc. Hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị đã đứng lên đánh đuổi Tô Định, được nhân dân ở các quận Cửu Chân, Hợp Phố và Nhật Nam hưởng ứng nên đã thu được thành trì và tự xưng là vua.
Không lâu sau nhà Tây Hán liền sai Mã Viện đem quân sang đánh. hai bà phải rút quân về Cẩm Khê và phải tự vẫn. Từ đó người dân đã lập đền thờ ở nhiều nơi để tưởng nhó công đức của hai vị nữ anh hùng dân tộc. Năm 1112, dưới triều vua Lý Anh Tông, đền thờ Hai Bà Trưng được xây dựng.
Lễ hội được tổ chức vào ngày mồng 6 tháng giêng là ngày vua Bà đăng quang và ngày mồng 6 tháng 2 là ngày hội chính thức. Trước ngày lễ chính, từ ngày mồng 4 tháng 2, dân làng Đồng Nhân bắt đầu tế lễ, đến ngày mồng 5 làm lễ rước nước, rước kiệu, bơi thuyền ra giữa sông lấy nước nấu trầm hương để tắm tượng và thay áo quần. Cùng với lễ rước kiệu có múa rồng, đấu cờ, đấu võ…
Lễ đền thờ Hai Bà Trưng (đền Đồng Nhân) thể hiện sự đoàn kết hữ nghị của bốn làng: Hạ Lôi – chính là quê hương của hai bà Trưng Trắc và Trưng Nhị; làng Hát Môn là nơi tụ nghĩa, tế cờ và khởi nghĩa; làng Phụng Công là nơi Hai bà đóng quân và làng Đồng Nhân là nơi rước được tượng hoá đá của Hai Bà Trưng.
Đăng bởi: du lịch việt