Administrator

Tin tức - 15/11/2018 - 368 Lượt xem

Dấu Mốc Lịch Sử Nam Bộ

Nam Bộ là một miền có nền kinh tế phát triển của nước ta. Hiện lịch sử nam bộ đã trải qua nhiều thăng trầm, mới có được sự thịnh vượng ngày hôm nay. Trở về với những năm thành lập, ba năm sau ngày công chúa Ngọc Vạn tới kinh thành nước Thượng Chân Lạp và trở thành hoàng hậu của nước này, vào năm 1923, vua Chân Lạp đã nhanh chóng gửi quốc thư hồi âm muốn công chúa muốn đặt trạm thu thuế tại vùng Preinokor là một khu vực đất cao, so với vùng ngập trũng ở phía tây. Vùng Preinokor có nhiều rừng cây bông gòn.

lịch sử nam bộ

Khu vực này có những nơi được người dân Chân Lạp gọi là Preinagarain (có nghĩa phố giữa rừng) Kar Krobey (chổ nghé trâu quần tụ) Preinokor (rừng vua, với ý là rừng rậm hoang vu rất thâm hiểm). Những người Chân Lạp tới đây trước tiên đã gọi là Prey Kor và Phằng Ko.

Prey Kor là tiền thân (cũng có thể gọi là cơ sở) của vùng đất Sài Gòn về sau.

Người Việt khai phá vùng đất Nam Bộ

Từ đầu thế kỷ XVII, lịch sử nam bộ trong bối cảnh Chân Lạp không đủ sức quản lý vùng đất phía Nam, đã có lưu dân người Việt ở vùng đất Thuận – Quảng đến Mô Xoài (Bà Rịa), Đồng Nai (Biên Hòa) khai khẩn đất hoang, lập ra những làng người Việt trên vùng này.

Năm 1620, chúa Nguyễn Phúc Nguyên gả con gái cho Quốc vương Chân Lạp Chey Chettha II. Chúa Nguyễn trở thành chỗ dựa cho vua Chân Lạp để đối phó với nước Xiêm. Đồng thời cư dân Việt ở vùng đất Nam bộ tự do khai khẩn đất, làm ăn sinh sống.

Năm 1623, sự kiện lớn có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử nam bộ là Chúa Nguyễn đã lập thương điếm ở vị trí tương ứng với Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) để thu thuế. Vào thời điểm đó, cư dân Việt đã có mặt hầu khắp miền Đông Nam Bộ và Sài Gòn.

Sau cái chết của Chey Chetta II vào năm 1628, chính quyền Chân Lạp bị chia rẽ, nhiều cuộc chiến diễn ra giữa các phe phái với sự trợ giúp quân sự của một bên là nước Xiêm và một bên là chúa Nguyễn. Bối cảnh này giúp cho người Việt tiến hành khai phá những vùng đất hoang hoá ở đồng bằng sông Cửu Long, tạo điều kiện cho chúa Nguyễn thiết lập quyền kiểm soát chính thức của mình trên những vùng đất cư dân Việt đã dựng nghiệp. Theo Đại Nam thực lục tiền biên, tháng 9 năm Mậu Tuất (năm 1658), vua nước Chân Lạp là Nặc Ông Chân (Chan Ramathipati) xâm lấn đất đai của Chúa Nguyễn ở vùng Mô Xoài (Bà Rịa), đã bị quan quân địa phương bắt giải về Phú Xuân. Chúa Nguyễn Phúc Tần “tha tội cho và sai hộ tống về nước, khiến làm phiên thần hàng năm nộp cống”. Tư liệu trên xác nhận những hoạt động quan trọng đầu tiên của Chúa Nguyễn trên con đường hình thành và bảo vệ chủ quyền của mình đối với vùng đất Nam Bộ.

Cùng với các nhóm cư dân người Việt, trong thời gian lịch sử nam bộ đã xuất hiện một số người trung thành với nhà Minh chống nhà Thanh đến khai khẩn đất hoang và sinh sống làm ăn ở vùng đất Nam Bộ, đẩy nhanh quá trình khai phá vùng đất đồng bằng Nam Bộ.

Từ năm 1679, chúa Nguyễn Phúc Tần tạo điều kiện để nhóm Dương Ngạn Địch (người vùng Quảng Tây) tổ chức việc khai phá và phát triển kinh tế vùng lưu vực sông Tiền Giang (Mỹ Tho); cho nhóm Trần Thượng Xuyên và những đồng hương Quảng Đông chiêu dân tiếp tục mở mang vùng Biên Hoà- Đồng Nai. Vùng đất trải dài từ Bà Rịa đến sông Tiền Giang, vốn đã được cư dân người Việt đến sinh cư lập nghiệp trước, nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế quan trọng với nhiều làng mạc trù phú, phố phường sầm uất, hải cảng nhộn nhịp có thuyền buôn Nhật Bản, Tây Dương, Bồ Đà (Java)… tới buôn bán.

Cùng thời gian này của lịch sử nam bộ. Mạc Cửu là người Quảng Đông cũng vì việc nhà Minh sụp đổ nên chiêu tập dân, xiêu dạt đến vùng Mang Khảm (sau đổi thành Hà Tiên) lập thành 7 xã, thôn, cải tạo vùng đất hoang vu thành nơi buôn bán sầm uất. Mạc Cửu cát cứ vùng đất Hà Tiên- Long Xuyên – Bạc Liêu- Cà Mau (được gọi chung là Hà Tiên) thành khu vực của dòng họ mình, không lệ thuộc vào chính quyền Chân Lạp.

Sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng là vào năm 1708, để bảo vệ cư dân vùng đất Hà Tiên lúc đó trước sự tiến công cướp bóc của người Xiêm nên Mạc Cửu đã xin và được nội thuộc vào triều đình chúa Nguyễn.

Đến năm 1757, khi đất Tầm Phong Long (tương đương với vùng Tứ Giác Long Xuyên) được vua Chân Lạp là Nặc Tôn dâng cho chúa Nguyễn để đền ơn cứu giúp lúc hoạn nạn và giành lại ngôi vua, quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ của người Việt trên vùng đất Nam Bộ cơ bản đã hoàn thành.

Từ những sự kiện trên có thể rút ra kết luận.

-Nước Chân lạp đã không có điều kiện để quản lý và khai thác vùng đất phía Nam.
-Sự sầm uất, trù phú của Nam Bộ là công lao khai phá của các nhóm cư dân chủ yếu là người Việt từ thế kỷ XVII.
-Chúa Nguyễn bảo hộ cho quá trình khai phá vùng đất Nam Bộ nên khẳng định quyền quản lý lãnh thổ đối với vùng đất này là một hệ quả tự nhiên.
-Quá trình thụ đắc vùng đất Nam Bộ của chúa Nguyễn chủ yếu thông qua khai phá hoà bình kết hợp với đàm phán ngoại giao để khẳng định chủ quyền. Đó là phương thức phù hợp với thông lệ lịch sử nam bộ và các văn bản quốc tế hiện hành.


Đăng bởi: du lịch việt

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946