Administrator

Tin tức - 01/11/2019 - 421 Lượt xem

Dân Tộc Tày – Nét Văn Hoá Đặc Trưng Dân Tộc Thiểu Số Tại Sapa

Sapa không chỉ là địa điểm du lịch nổi tiếng, du lịch Sapa hội tụ sự đa dạng văn hoá của dân tộc thiểu số. Dân tộc Tày có mặt tại Việt nam khá sớm, là một trong nhánh ngôn ngữ Tày – Thái. Tại Sapa người Tày sống tập hợp ở một số xã phía Nam như Bản Hồ, Nậm Sài, Thanh Phú là vùng thung lũng bằng phẳng, có nhiều ruộng nương dễ sinh sống.

Những thung lũng này có nhiều cánh đồng màu mỡ, sông suối lớn. người dân tộc Tày định cư lâu đời tại đây có được một nền nông nghiệp cổ truyền khá phát triển. Những người sống gần rừng có thêm nghề săn bắn, khai thác cây thuốc và làm gỗ. Tại những nơi ven sông, suối rộng, người Tày giỏi nghề chài lưới, đặt rọ bắt có và đào ao nuôi cá.

dân tộc tày

Dân tộc Tày cũng làm những nghề thủ công, sản xuất được những mặt hàng tiêu dùng có giá trị và là nguồn cung cấp lớn cho thị trường địa phương. Những mặt hàng thiết yếu gồm có vải dệt tay, vật dụng mây tre đan, đồ gỗ gia dụng, dầu ép, vôi nung…

Người dân tộc Tày có chữ viết riêng, từ xưa gọi là chữ Nôm – Tày, dựa theo căn bản chữ Hán cổ, nhưng ngày nay chỉ còn được ứng dụng ở những người già lão ít ỏi. Người Tày có một kho tàng văn hoá dân gian, phong phú bao gồm những chuyện kể, thần thoại, cổ tích, truyện thơ,… Một số truyện na ná như Thạch Sanh Lý Thông, Thánh Gióng, Trâu và Cọp…

1. Lịch Sử Sự Hình Thành Dân Tộc Tày.

Xưa kia, có nơi người ta gọi người Tày là người Thổ, có nghĩa là thổ dân, dân cư ngụ địa phương lâu đời. Người Tày là dân tộc thiểu số đông đúc nhất ở Việt Nam với khoảng 1,2 triệu người. dân tộc Tày cư trú vùng Việt Bắc từ khá lâu, đông nhất tại hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn. Người Nùng và người Choang ở miền Hoa Nam, Trung Quốc là những tộc có liên hệ huyết thống với người Tày.

Sử xưa có kể rằng vào khoảng trên 2 thế kỷ trước Công Nguyên, nước Văn Lang của các vua Hùng, thuộc tộc Lạc Việt kết hợp với tộc Tây Âu, cũng còn gọi là Âu Việt của Thục Phán, lập thành nước Âu Lạc. Thục Phán xưng là An Dương Vương, đóng đô ở Cổ Loa.

dân tộc tày 2

Một giả thuyết cho rằng Tây Âu chính là bộ tộc Tày thời cổ Đại.

Thời nay, trong cuộc sống hàng ngày, ngoài cách cư trú trên nhà sàn, người dân tộc Tày có sinh hoạt rất giống với người thuần Việt ở làng quê miền xuôi. Có lẽ, thời xa xưa, người Việt cũng ở nhà sàn vì lý do ngăn ngừa thú dữ và chống chọi với thời tiết, lũ lụt.

Trải qua hơn 2000 năm chung sống, hai dân tộc Việt – Tày có nhiều điểm hoà đồng. Các cô gái và phụ nữ lớn tuổi cũng chít khăn mỏ quạ như phụ nữ Việt ở miền quê. Người Tày cũng theo tín ngưỡng thờ ông bà, truyền thống người Việt. Canh tác các loại nông vụ cũng có kỹ thuật giống như người Việt.

Người dân tộc Tày có nhiều làn điệu dân ca hấp dẫn, nổi bậc nhất là lối hát lượn. Lối hát này thường được sử dụng vào ban đêm mỗi khi có dịp hội hè hay có khách từ phương xa tới thăm viếng.

ở khắp vùng Sapa, người ta gọi lối hát này là điệu khắp, cũng gần giống như điệu hát quan họ vùng Bắc Ninh của người Việt miền xuôi.

2. Lễ hội người Tày.

– Hội Lồng Tồng, tổ chức ở Văn Bản, vào ngày thìn tháng giêng hàng năm, tại khu ruộng rộng, đẹp gần làng nhằm mục đích cầu mua. Hội có các trò chơi như ném còn, kéo co, chọi gà bằng bi chuối, chọi trâu bằng măng vầu và múa kiếm theo tín ngưỡng phồn thực…

dân tộc tày 3

Hình ảnh: múa xoè

– Ở Bắc Hà có lễ hội Lồng Tồng và múa xoè tại Tà Chải, vào ngày rằm tháng giêng, tại khu ruộng đẹp và rộng gần khu rừng cấm cũng nhằm mục đích cầu mùa thịnh đạt, có ném còn, đu tiên, múa xoè, hát giao duyên…

– Hội đình tại làng Già, Bảo Yên, vào ngày mồng 6 tháng giêng hàng năm người Tày tổ chức tại khu ruộng đẹp ở gần làng, nhằm mục đích cúng sơn thần có dân lợn, tung còn và hát giao duyên.

– Hội Cốm ở Bảo Yên, tổ chức vào ngày rằm tháng 8 hàng năm, tại nhà và khuôn viên của trưởng bản thôn. Tại lễ có cuộc thi giã cốm, lễ dâng nàng trăng, lễ gọi nàng trăng xuống chơi, hát giao duyên, giã cốm theo điệu nhạc kéng loong, múa dệt củi, nhặt trám, hát Nôm Tày…

– Hội chơi Hang của người Tày và người Thái ở hang Khánh Yên, Văn Bản, thời gian 4 ngày từ mồng 5 đến mồng 8 tháng giêng âm lịch, được tổ chức tại trong và ngoài hang. Hội này có nhiều trò chơi vui, đặc biệt dành cho nam nữ thanh niên cuộc hát giao duyên và tâm tình…

dân tộc tày 1

Ảnh: lễ hội xuống đồng.

Trong các lễ hội của người dân tộc Tày, lễ xuống đồng (Lồng Tồng) vào dịp đầu năm là quan trọng nhất, với ý nghĩa chung là cầu xin được bội thu trong các vụ mùa. Trong các cuộc vui chơi mọi người tham gia tưng bừng, kể cả múa, đánh võ, kéo co, đánh quay và đánh cờ tướng.

Người dân tộc Tày có nhiều bài thuốc nam rất nổi tiếng và hiệu nghiệm, nhất là các bài thuốc chữa trị rắn cắn, giải độc, đau gân, khớp.

Tại chợ Sapa, có người Tày chuyên ngồi bán các loại cây, củ dùng làm thuốc chữa bệnh.

5/5 - (1 bình chọn)
Thẻ:

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946