Administrator

Tin tức - 20/08/2019 - 415 Lượt xem

Đàn Bầu – Tinh Hoa Âm Nhạc Của Việt Nam

Đàn bầu còn có tên gọi khác là độc huyền cầm, là loại đàn được đánh giá là độc đáo, đặc sắc của người Việt Nam, đàn chỉ có một dây, âm thanh vang lên nhờ được gảy bằng que hoặc bằng miếng gảy. Trong thời gian dài trước đây, hộp đàn bầu được làm bằng ống bương tre, nhưng sau này người ta làm bằng gỗ cứng.

đàn bầu

Dây đàn bầu được cuốn vào trục ở phía dưới mặt đàn, một đầu được buộc vào vòi đàn nơi có gắn núm một quả bầu khô, nay thì được làm bằng gỗ. Vì đàn có núm bầu nên người ta gọi là đàn bầu.

Một đặc điểm của đàn bầu là vòi đàn được vót từ cật tre hoặc sừng trâu cắm xuyên qua mặt đàn xuống đến đáy ở phía đầu đàn. Bộ phận này tạo nên những độ cao và nhờ cái vòi dẻo đó nghệ nhân chơi đàn có thể điều chỉnh cả độ căng chùng của dây đàn và tạo ra các chuỗi âm cao hoặc thấp nối tiếp khi khoan khi nhặt một cách chủ động.

Trong nghệ thuật diễn tấu đàn bầu chỉ sử dụng hoàn toàn âm bồi, nên âm sắc rất tinh khiết, êm dịu, làm cho người nghe thoải mái.

Đàn bầu thường được dùng để đệm cho ngâm thơ, hát, độc tấu hoặc hoà tấu trong các cuộc lễ hội, đặt biệt trong trường hợp diễn ra các cuộc hoà tấu có nhiều loại dàn nhạc cổ truyền cả dàn nhạc mới.

Nói về cấu tạo đàn bầu, gồm 7 bộ phận sau:

1. Thân Đàn: hình hộp dài, đầu đàn hơi cao và thuôn hẹp tại cuối đàn. Khi quan sát kỹ bạn sẽ thấy mặt đàn bằng gỗ hơi phồng lên, xung quanh thành đàn làm bằng gỗ cứng. Đáy kín có khoét lỗ vuông ở cuối đàn, có công dụng để mắc dây và thoát âm.

2. Vòi Đàn: bên trên đầu đàn có cọc tre cắm từ mặt đàn xuống đáy gọi là vòi đàn. Đầu vòi đàn nhỏ dần và uốn cong tròn về bên trái ngoài đầu đàn. Vòi đàn được làm từ một số nguyên liệu khác nhau, có nơi vót sừng trâu làm vòi đàn.

3. Bầu Cộng Hưởng: là vỏ cứng của quả bầu, tuỳ dân tộc có nơi thay bằng gáo dừa và ngày nay, phần lớn được làm bằng gỗ. 1 sợi dây có độ dẻo dai, đàn hồi tốt căng từ đầu của hộp đàn kéo dài tới vòi đàn, cắm qua vỏ bầu cộng hưởng.
Từ nơi mắc dây tới vòi đàn hợp thành một góc 30 độ. Vì thế đầu dây mắc chéo xuôgns chứ không song song với thân đàn như một số nhạc cụ, đặc biệt là đàn chỉ có một dây và không có phím. Đàn điệm có gắn thêm 1 bộ phận cảm âm điện tử, nối liền với bộ phận khuếch đại máy tăng âm và loa.

đàn bầu 1

4. Dây đàn: Khi làm đàn bầu, nghệ nhân sẽ dùng dây kim khí mắc từ trục lên dây, chui qua một lỗ nhỏ ở cuối mặt đàn, kéo chếch lên buộc vào vòi đàn, chổ miệng của bầu cộng hưởng.

5. Bộ phận lên dây: là 1 trục gỗ xuyên ngang hai bên thành đàn, gắn 1 bộ phân lên dây kim loại để mắc dây và lên dây. Bộ phận này được dày công, cải tiến để dây không bị chùng xuống.

6. Que gảy đàn: là que nhỏ, ngắn và nhỏ hơn chiếc đũa, đầu vót nhọn hoặc hơi tròn tuỳ yêu cầu biểu diễn. Cấu tạo que đàn được làm bằng cây giang. Que gảy ngắn, tiếng mềm mại, trữ tình

7. Bộ phận khuyếch đại: được làm bằng gỗ, có một thiết bị cảm âm điện tử đặt trong đàn, gần chỗ mắc bộ phận lên dây, từ bộ phận cảm âm nối liền với bộ phận khuếch đại âm thanh điện tử để phát ra tiếng của đàn.

Với cấu tạo trên, đàn bầu đã thể hiện thành công những giai điệu dân ca khác nhau của nhiều vùng miền khắp cả nước. Ngoài ra nó còn biểu diễn rất hay những ca khúc âm nhạc nước ngoài nhiều thể loại.

Chính những độc đáo trên, mỗi khi nhắc về âm nhạc Việt Nam, nhiều người nước ngoài sẽ nghĩ ngay đến Đàn Bầu, “đất nước Đàn Bầu”, “quê hương Đàn Bầu”

Có dịp đi du lịch Việt, đến nhiều tỉnh thành ở Việt Nam, bạn có thể thưởng thức âm thanh đặc sắc từ loại đàn đặc sắc này.

5/5 - (1 bình chọn)
Thẻ:

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946