Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, quan niệm sống của người dân Trung Quốc đã có nhiều thay đổi. Nếu khi mới bắt đầu chính sách cải cách và mở cửa người dân nước này chỉ dám mơ có một chiếc xe đạp, cái máy giặt và đồng hồ đeo tay là những thứ mà các nhà báo Trung Quốc thời đó mệnh danh là mặt hàng của giới thượng lưu thì sau đó mười năm, vào đầu thập niên 90 biểu trưng của cuộc sống dư dả là chiếc ti vi màu, máy giặt và tủ lạnh.
Những mua sắm mà nếu không có chúng cuộc sống gia đình của những người dân làm ăn bình thường ở Trung Quốc xem như chẳng còn ý nghĩa đã vượt qua con số một ngàn Juan (NDT). Song mức mua sắm chưa có giới hạn đó. Cuối thập niên 90 người dân Trung Quốc đã đua nhau đi mua máy tính, điên thoại di động và máy điều hoà.
Hiện tại, ở Trung Quốc những thứ này được xem là bình thường đối với giới thu nhập trung bình, còn giới thượng lưu trong vài năm trở lại đây đã bắt đầu đua nhau sắm biệt thự ngoại thành và xe hơi sang trọng.
Để nhận biết được xu hướng mới của người dân Trung Quốc trong thế kỷ XXI nói chung không cần phải tiến hành những cuộc thăm dò xã hội mà chỉ cần nhìn vào lối sống của họ. Ví dụ bữa trưa cho một học sinh bây giờ không còn phải réo gọi từ ô cửa sổ nữa mà được đặt bằng máy điện thoại di động.
Hiện tại Trung Quốc là thị trường điện thoại di động lớn nhất thế giới. Cả nước có hơn 500 triệu người sử dụng điện thoại di động và sắp tới số này, theo đánh giá của các chuyên gia sẽ tăng lên 800 triệu người.
Số người sử dụng internet cũng thế. nếu vào đầu thập niên 90 phần đông người dân Trung Quốc còn chưa có khái niệm internet là “cái món gì”, “ăn như thế nào” thì hiện tại khắp con đường, quán cafe, hộ gia đình, internet là nơi giải trí và nguồn thông tin quan trọng nhất đối với giới thanh niên của nước này.
Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, số lượng người dân Trung Quốc sử dụng mạng internet đã vượt qua 800 triệu người, vượt qua số lượng người dùng internet vượt qua số lượng người dân Mỹ, Indonesia, barazil cộng lại.
Trong 10 năm trở lại đây số người sử dụng đồ điện cũng tăng vọt. Theo con số thống kê thì năm 2002 cứ 100 người dân thành thị nước này có 117 tivi, 91 máy giặt, 87 tủ lạnh và 32 máy điều hoà.
Ở nông thôn, sự tăng trưởng này tuy không cao như ở thành phố song cũng khá rõ. Tivi màu và xe máy là những thứ đã rất phổ biến ở các vùng nông thôn lúc này. Nếu trước năm 1993 Trung Quốc hầu như chỉ sản xuất tivi đen trắng thì hiện tại 95% sản phẩm của ngành công nghiệp này là tivi màu.
Trong các gia đình nông dân dán mày VCD đã không còn là hiếm. Câu nói: “chán chương trình truyền hình thì ta bật VCD” đã trở thành câu nói cửa miệng của người dân nông thông Trung Quốc.
Theo kết quả của các cuộc thăm dò xã hội thì người dân Trung Quốc ngày một thoả mãn với cuộc sống của mình. Nếu năm 1999 số người “bằng lòng với cuộc sống của mình” là 52,8% số người được hỏi trong năm 2001 con số này là 63,4 %. Người dân Trung Quốc cho rằng đó là thành quả của công cuộc cải cách và mở cửa nền kinh tế.
Song thu nhập của người dân tăng đã gây nên một sự “đỏng đảnh” trong tâm lý tiêu dùng. Và nếu như trước đây giới hạn mơ ước chỉ là chiếc tivi màu 16 in bình thường thì bây giờ nhiều nhà đã mơ về những chiếc tivi màu màn hình phẳng lớn như màn hình trong rạp. Tivi bây giờ không còn đơn thuần là phương tiện thông tin mà đã trở thành một thứ trang trí nội thất.
Còn những gì liên quan đến điện thoại di động thì lúc này nó không chỉ là phương tiện liên lạc mà còn có thể có nhiều chức năng khác như truyền hình ảnh màu, máy tính và nối mạng internet…
Máy tính cũng đang dần lạc mốt vì phần đông người dân Trung Quốc đang chuyển dần sang máy tính xách tay. Các loại máy ảnh bình thường cũng không được ưa chuộng. Người dân Trung Quốc đang dần chuyển sang máy ảnh kỹ thuật số. Còn máy giặt tủ lạnh đã hoàn toàn tự động.
Trong nhận thức của người dân Trung Quốc cũng có nhiều thay đổi. Nếu như trước đây, chừng 20 năm về trước họ sống theo nguyên tắc: “hàng xóm có thứ gì tôi thích thứ đó” và thêm vào đó là tình trạng hàng hoá khan hiếm trên cả nước hầu như chỉ còn mặc một màu xám, mua cùng một thứ đồ thì bây giờ người ta đã nghỉ tới thiết kế thời trang.
Bây giờ đồ dùng, từ giày dép đến xe cộ, phải là thứ tô điểm cho tính cách người sử dụng thành thử phải là thứ đặc biệt không giống ai. Người Trung Quốc không còn phải nhìn nhau khi mua sắm mà mua những thứ mà mình thích và hợp với mình.
Trong số những thanh niên mới lớn nếu bạn hỏi: “Nếu em có tiền, em tích tiêu xài vào cái gì nhất? Thì ba trong số đó sẽ trả lời thích máy tính xách tay, em tích điện thoại di động, hai em khác thích đồ chơi điện thử Mp3, một em thích máy chụp ảnh kỹ thuật số, một em khác thích dàn VCD còn em cuối cùng thích dụng cụ leo núi.
Quan niệm về ăn mặc của người Trung Quốc cũng thay đổi cơ bản. Nếu như vào những năm 80 họ xem quần áo là phương tiện để không phải chết cóng vào những ngày đông giá rét thì vào những năm 90 họ đã mù quáng đua nhau chạy theo mốt mà không thèm nghĩ đến chuyện nó có hợp với vóc dáng, tuổi tác và địa vị xã hội của mình hay không.
Thế kỷ XXI là lúc quần áo được xem là thứ để thể hiện địa thế xã hội cũng như tính cách của người dân Trung Quốc. Tại các thành phố Trung Quốc xuất hiện ngày càng nhiều loại hàng hoá của các hãng nổi tiếng thế giới như: Gucci, Pier Cardin, Yve Saint Loren, Christan dior, Channel…
Người dân Trung Quốc cũng dành những khoản tiền lớn chi cho những dịch vụ khác. Một cuộc thăm dò dưới đây tại 31 thành phố Trung Quốc cho thấy: 31% dân nước này dành phần lớn tiền cho giáo dục con cái trong đó có nhiều trường hợp ra nước ngoài học, 13% dành cho du lịch trong nước và nước ngoài.
Càng ngày người dân Trung Quốc càng chú ý nhiều hơn về cuộc sống của họ vì thế mà các cửa hàng bán thực phẩm sạch, các câu lạc bộ thẩm mỹ, các trung tâm thể dục dụng cụ, các trung tâm chăm sóc sức khoẻ xuất hiện ngày một nhiều. Tầng lớp người giàu ngày một nhiều và họ đang hướng tới những môn quý phái như chơi Golf, Bowling và đua ngựa.
Mức thu nhập tăng vọt của người dân là thành quả của sự tăng trưởng kinh tế nó cho phép họ có quyền tự hào về đất nước mình. Có tới 85% người dân được hỏi cho rằng vị thế của Trung Quốc ngày càng tăng cao và việc Trung Quốc gia nhập WTO và được chọn là nước đăng cai thế vận hội Olympic 2008 là một minh chứng hùng hồn.
Đăng bởi: du lịch việt