Administrator

Tin tức - 14/11/2018 - 383 Lượt xem

Cuộc Sống Người Dân Miền Nam Từ Khi Hình Thành

Trước đây, đời sống người dân miền nam gặp nhiều khó khăn. Vùng đất Thuỷ Chân Lạp cho đến thế kỷ thứ 17, thậm chí kéo dài sang thế kỷ 18, vẫn còn là vùng hiểm ác. Khắp chốn, đâu đâu cũng đầy rẫy hãi hùng. Dù kiên sợ, người dân Việt vẫn kiên gan khắc phục gian khổ.

Một số câu hỏi từ thời đó, được lưu truyền cho đến những thập kỷ trước đây, mô tả bối cảnh ghê rợn của một vùng hoang dã.

” Đến đây xứ sở lạ lùng

Tiếng chim kêu cũng sợ.

Tiếng cá vùng cũng kinh”

Tiếng cá vùng là tiếng cá quẫy nước ở đâu đó khiến người ta hoảng kinh vì sợ cá sấu. Cũng như sợ tiếng chim vì có nhiều loài ác điểu lớn con rất hung dữ thường tấn công con người.

Đến Đồng Nai ngày nay là một địa danh nghe rất hiền lành cho người ta ấn tượng là một vùng thảo nguyên có nhiều hưu, nai… ngơ ngác, cảnh vật nên thơ, mơ màng nhưng thời xưa thì không thơ mộng chút nào. Thực tế là:

“Đồng Nai địa thế hãi hùng.

Dưới sông cá lội trên giồng cọp um”.

“um” là tiếng gọi tắt, xuất phát từ âm thanh “cà um” tiếng kêu của loài cọp dữ. Loài cọp thường xuất hiện tại vùng sâu vậy mà thuở ấy chúng kéo ra khu đất cao ở vùng Đồng Nai là những nơi đã có người rãi rác, lên giồng, lên liếp làm rẫy, trồng trọt. Tình huống ấy đe doạ cuôc sống của người dân lưu cư, cho nên mọi người luôn luôn phải phập phồng lo sợ.

Tuy nhiên không phải vì thế mà người dân Việt lùi bước, tháo lui. Một số người Việt trai tráng lại là người võ dõng, sợ ác thú, sợ cọp đến mức thờ cọp là sơn thần, sơn vương luôn cúng bái ở các đình chùa, miếu nhưng đồng thời cũng ra tay trừ khử, vây bắt. Ở vùng bến tre vào thế kỷ 18, 19 vẫn còn nhiều rừng rậm, đủ thứ cọp. Dân ta lập làng cử bang Hội Tề, chức vị đứng đầu là Hương Cả, cũng như chủ tịch xã ngày nay. Có một thời, người được bầu lên luôn bị cọp vồ bắt, liên tiếp trở thành nỗi kinh hoàng, không ai muốn nhận chức vị này. Dân làng về sau phải bầu cọp làm hương cả mới yên, vì thế tại Nam bộ nhiều nơi có truyền thống bầu ban Hội Tề mà chức vị cả để trống ghế và chức vị này gọi là cả Cọp.

Ở Bến Tre cuối thế kỷ 18, cọp trắng, cọp đen nổi lên tranh giành quyền lãnh chúa. Theo lời kể của dân gian, cọp trắng sau nhiều ngày tranh đấu sống chết cùng cọp đen đã thắng, trở thành ” vua cọp” Nhiều nơi đã thờ thần Bạch Hổ ở trước đình chùa, trong khi nhiều nơi khác ở miền đông, kể cả khu vực trung bộ, người ta vẫn thờ cọp vằn( ngày nay còn lưu dấu tích tại chùa Minh Phụng, đường Hồng Bàng, quận 11, và một số ngôi đình từng làm nơi lưu trú của những nghệ sỹ cải lương trước năm 1960, ở góc đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Văn Thủ, thuộc phường Đa Kao, quận 1, tp Hồ Chí Minh). Chỉ ít nơi mới thờ Hắc Hổ do địa phương có cọp đen hoành hành.

Người dân Bến Tre thời khai hoang tuy thờ cọp nhưng vẫn luôn luôn trừ khử và không ngừng khai phá để vừa lấy chổ đất để trồng trọt vừa quang hoá đất đai mất môi trường sống của những loài ác thú này. Người ta hàng ngày làm việc giữa rừng rậm. Để báo cho mọi người biết được nơi nào có người đang làm ngoài đồng, người ta đánh mỏ cầm chừng, rời rạc. Nghe tiếng mõ ở nơi đâu người ta biết được nơi đó có người và khi nghe tiếng mỏ đánh liên hồi mọi người đều biết là sự báo tin nguy cấp, có cọp xuất hiện, liền cùng nhau đổ xô tới dùng dao mác, gậy gộc vây bắt, giết cọp.

Ngay cả khi đi cày (về sau đã vỡ đất rừng thành ruộng) người ta vẫn có thói quen vừa đánh mỏ vừa cày bừa. Vì thế mới có địa danh là Mõ Cày (không phải viết mỏ với dấu hỏi) tại địa phương có tập quán đặc thù trong lúc làm việc ngoài đồng ruộng.

Về tình hình người Việt sinh sống và lưu cư tại vùng Nam bộ xưa (thế kỷ 17), nữ sĩ Như Hiên Nguyễn Ngọc Hiền đã kể lại như sau:

Ngoài đăm ba buôn, sóc của dân Đàng Thổ ở quanh hiểm địa Đồng Nai, Bến Nghé thì cũng có lác đác người Việt, họ đến đây lập nghiệm có thể làm nhiều đợt, kể từ khi Trịnh – Nguyễn phân tranh hay trước nữa.

Cách di chuyển dể dàng và gần như là độc nhất là đường biển (mặc dầu đường đất thiên lý quốc lộ, có từ thời nhà Hồ, từ bắc đến Thuận Hoá, những sự đi lại bằng đường bộ thời bấy giờ thường hay gặp thú dữ nên ít ai dám đi), dân ta lại theo nghề sông nước nên không ngần ngại việc ra đi bằng ghe bầu, chỉ mong kiếm phương lập nghiệp ở nơi nào có đất đai màu mỡ hơn quê mình.

Người Việt vốn sành sỏi nghề nông, lại giỏi môn chài lưới, miền sông biển Bà Rịa, vùng rừng rú Đồng Nai… hẳn đã như một vị trí hưng thịnh nhưng đầy thử thách, dành cho sức phấn đấu của người Việt.


Đăng bởi: du lịch việt

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946