Administrator

Tin tức - 05/12/2018 - 422 Lượt xem

Cuộc Sống Của Người Dân Tộc Xê Tiêng, Bình Phước

Người dân tộc Xê Tiêng có truyền thống văn hoá đặc trưng, và được chia ra làm một số nhóm người, nhóm Bù Đéc ở vùng thấp, biết làm ruộng nước và dùng trâu bò cày, kéo từ xa xưa.

Nhóm Bù Lơ ở vùng cao nguyên làm rẫy, sống gần gũi với người M’Nông ở Đăk Nông và người Mạ ở Lâm Đồng.

Người Xê Tiêng ngày nay ở nhiều nơi đã định cư, định canh. Từng gia đình làm nhà riêng. Dân tộc Xê Tiêng phần đông có họ Điểu cũng như người M’Nông ở Buôn Đôn (Đăk Lăk) có họ Knul và người Ê Đê ở Buôn Ma Thuột có họ Eban, Enoul, KSor, Kpa, Kbuor, là đa số.

dân tộc xê tiêng

Làng Xê Tiêng có truyền thống tự quản. Đứng đầu là một ông già làng am hiểu tập tục và có uy tín lớn, tháo vát và thường là người giàu có ở làng. Không căn cứ ở tiềng vàng, mức giàu của người này được tính bằng tài sản như chiêng, cồng, trâu bò, ché, vòng trang sức (có thể bằng ngà voi)…

Người Xê Tiêng cũng có tục cà răng, căng tai, để tóc dài búi ở sau gáy. Tai Xoi lỗ căng bằng gỗ, hay ngà voi. Cũng có tục xăm mặt, xăm mình với những đường nét đơn giản. Tất cả mọi người già trẻ, nam, nữ đều thích làm đẹp với việc đeo các loại vòng. Trẻ nhỏ đeo lục lạc ở hai cổ chân.

Trang phục khá đơn giản. Phụ nữ mặc váy. Nam giới đóng khố. Khi trời lạnh người Xê Tiêng chỉ choàng một tấm vải chống rét hoặc ngồi sưởi ấm bên bếp lửa trong nhà. Đây là tục truyền thống ở trong vùng sâu vùng xa còn giữ. Ngày nay, họ tiến bộ với đầy đủ áo quần khi giao tiếp với xã hội bên ngoài.

Người Xê Tiêng quan niệm: vạn vật đều linh thiêng, tin vào sức mạnh huyền bí của sầm sét, trời đất, mặt trời, mặt trăng, núi rừng… Tính chất thiêng liêng và quyền uy của thần linh được quy ước bằng vật hiến sinh màu trắng như gà, heo… họ tính tuổi theo mùa rẫy.

Người Xê Tiêng rất thích âm nhạc. bộ Chiêng gồm 6 chiếc, bộ cồng 5 chiếc là nhạc cụ thường thấy. Chiêng không được gõ ngoài nhà, trừ ngày lễ hội và kể cả trong việc biểu lộ tình cảm, hoà giải xích mích giữa các gia đình với nhau. Ngoài chiêng, cồng còn khèn làm bằng trái bầu không với ống trúc, cũng được ưa thích. Dân tộc Xê Tiêng cũng hay chơi thả diều vào cuối mùa không ráo.

Ở tỉnh Bình phước, đồng bào dân tộc ít người chiếm 17,9% cư dân. Trong số đó, dân tộc Xê Tiêng chiếm phần đông cho nên tỉnh Bình Phước có nhiều nét sinh hoạt văn hoá địa phương theo sắc thái của người Xê Tiêng. Một số lễ hội được cử hành vào tháng 12 hàng năm như lễ hội cầu mưa của người Xê Tiêng, lễ hội đâm trâu, lễ bỏ mả, lễ mừng lúa mới của người M’Nông.


Đăng bởi: du lịch việt

5/5 - (1 bình chọn)
Thẻ:

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946