Administrator

Tin tức - 07/01/2019 - 358 Lượt xem

Cuộc Di Cư Ngàn Năm Của Người Lạc Việt Về Phương Nam

Các dòng tộc Lạc Việt đã mở những đợt thiên di về phương Nam khá sớm trong lịch sử loài người. công cuộc di cư người Việt được coi là hàng đầu trên Hoàn Vũ, về hiệu quả mở rộng, xây dựng đất nước bằng kỳ công của ba thế hệ tiếp nối trong khoảng thời gian khá dài.

di cư người Việt

Hình ảnh: di cư người Việt

Dân tộc Việt tiến xuống phương Nam vào thời kỳ nào ? Đây là điều thắc mắc của nhiều du khách mà vẫn còn là vấn đề nghiêm cứu. Sử sách triều Nguyễn có quan điểm rằng cuộc Nam tiến do công lao của Nguyễn hoàn và việc mở rộng vùng đất phương Nam do các triều chúa Nguyễn, vào thế kỷ 17 – 18. Một số người quan niệm từ thời nhà Trần với sự kiện lịch sử: cuộc hôn nhân của công chúa Huyền Trân, con gái của vua Trần Nhân Tông với vua Chămpa Chế Mân vào thế kỷ 13.

Thế nhưng, có lẽ chúng ta và những người đời sau cũng cần tìm hiểu thêm về một số dữ kiện trong truyền thống thiên di về phương Nam của người Lạc Việt, khởi nguồn từ khá xa xưa. Từ hơn 4000 năm trước, người Lạc Việt trong nhóm Bách Việt đã di chuyển từ phía Nam sông Dương Tử (Trung Quốc) xuống đồng bằng sông Hồng định cư và thành lập lãnh thổ riêng. Triều đại các vua Hùng kéo dài khá lâu, theo truyền thuyết, nối qua đời nhà Thục, chẳng bao lâu đất nước ta đã bị nhà Hán đô hộ một thời gian dài đến 9 thế kỷ.

Sau khi Ngô Quyền khôi phục chủ quyền lãnh thổ và Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong 12 xứ quân, lên làm vua lập nước Đại Cồ Việt, thực chất vẫn còn là một nước nhỏ bé nằm cạnh đế quốc Chămpa rộng lớn, thời ấy có tên là Chiêm Thành tại đâu. Có thể suy đoán vùng phía bắc Chiêm Thành và phía nam Đại Cồ Việt là hoang địa từ đèo Ngang ra tới vùng Nghệ An ngày nay. Sử liệu không rõ nét về thời kỳ này. Tuy nhiên, ý hướng tiến về phương Nam đã có dấu hiệu.

Trong cuốn sách họ Hồ trong cộng đồng dân tộc Việt Nam của Hồ Sỹ Giàng có vạch ra một sự kiện liên quan tới thuỷ tổ của dòng họ này là Trạng Nguyên Hồ Hưng Dật mở mang hương Bào Đột, ở phía Nam nước Đại Cồ Việt. Đây là sự kiện rất đáng chú ý có liên hệ đến ý tưởng khai phá và mở mang bờ cõi về phương nam, vì thời ấy, lãnh thổ mới phục hồi, chủ quyền của dân tộc ta còn hạn hẹp và ranh giới hai nước Đại Cồ Việt và Chiêm Thành không được rõ ràng. Có thể ranh giới ấy nằm trong vùng Nghệ An ngày nay.

Hương Bào Đột của Trạng Nguyên Hồ Hưng Dật nằm trong vùng này. Ở đây xin mở dấu ngoặc:

Sách Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sỹ Liên có viết Hồng Hưng Dật là người Triết Giang vào thời Hậu Hán, thuộc Ngũ Quý được cử sang đất Giao Châu làm Thái Thú Diễn Châu theo sách sử xưa, thời Ngũ QUý còn gọi là Ngũ Đại gồm có:

– Hậu Lương (907 – 923)

– Hậu Đường (925 – 935)

– Hậu Tấn (935 – 947)

– Hậu Hán (947 – 951)

– Hậu Chu (951 – 960)

Như vậy, Trạng Nguyên Hồ Hưng Dật sang đất ta vào thời gian 947 – 951( theo Việt Nam sử lược của Trần Trọng kim), còn theo sách Họ Hồ Trong cộng đồng dân tộc Việt Nam của Hồ Sỹ Giàng là 938 – 944, tương ứng với thời kỳ Hậu Tấn. Ông Hồ Hưng Dật làm quan cai trị chỉ trong một thời gian ngắn, tình hình đất nước ta thay đổi. Ngô Quyền dựng nghiệp tự chủ đầu tiên ở nước ta vào năm 939 – 965 và tiép theo Đinh Bộ Lĩnh dẹp laonj 12 sứ quân, lập nên nhà Đinh. Ông ở lại với nước ta.

Có thuyết cho rằng Trạng Nguyên Hồ Hưng Dật sang giao châu là để lánh nạn và được cử làm quan Quốc sử triều Nguyễn có viết rằng ông trôi dạt và được cử làm quan ở Châu Diễn. Ông Hồ Sỹ Giàng, tác giả cuốn sách Họ Hồ trong cộng đồng dân tộc Việt Nam đã viết rõ về nguồn gốc người Triết Giang và luận về gốc tích ông thuỷ tổ họ Hồ Việt Nam, trạng nguyên Hồ Hưng Dật, như sau:

“Triết Giang xưa(Ngô Việt) nằm trong dãi đất bách Việt, bị Hán tộc tràn xuống Hán hoá, là tộc Việt cuối cùng bị Hán hoá. Dân tộc Việt Nam là lạc Việt duy nhất không bị Hán hoá.

Các nhà khảo cổ học, sử học đều xác nhận tổ tiên xa xưa của người Bách Việt là lạc Việt có quan hệ mật thiết với nhau, vậy thì Hồ Hưng Dật nguồn gốc là người tộc Việt thuộc phương Nam Trung Quốc. Theo nhiều tài liệu nghiêm cứu lịch sử Trung Hoa, Đông Á. Nghiêu và Thuấn thuộc hai bộ tộc khác nhau. Đào Đường Nghiêu khác với Hữu Ngô Thuấn. Nghiêu thuộc Hán tộc, Thuấn thuộc Bách Việt, Hồ Hưng Dật là con cháu vua Thuấn (tộc Việt).

Theo Việt Nam cương giám mục, họ Hồ còn là con cháu Ngu Thuấn, một ông vua thời thượng cổ Trung Quốc, tương đương với các đời vua Hùng. Ngu Thuấn được đường Nghiêu truyền ngôi vua. Con Ngu yên (dòng dõi Ngu Thuấn) gọi là Hồ Công, sau dùng chữ Hồ làm họ (Hồ Quý Ly lấy quốc hiệu là Đại Ngu, có ý nghĩa là Ngu Thuấn thuộc bộ tộc Việt ở Phương Nam).


Đăng bởi: du lịch việt

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946