Administrator

Tin tức - 03/02/2019 - 399 Lượt xem

Cư Dân Núi Rừng Trường Sơn

Đất nước ta theo thống kê chính thức và được phổ biến vào năm 1987, có 54 dân tộc cư ngụ. Riêng khu vực Trung bộ , từn Thanh Hoá vào tới Bình Thuận có các dân tộc sống lâu đời, người xưa gọi là thổ dân (cư dân bản thổ).

1. Người Gia Rai, trước đây cũng viết theo Pháp ngữ là Djarai hoặc Jarai, sống trong toàn tỉnh Gia Lai (Pleiku), Nam Kon Tum và Bắc Đắk Lắk. Đặc điểm có năng khiếu về âm nhạc và ca hát.

người gia rai

Hình ảnh: người Gia Rai.

2. Người Ê Đê, cũnggoij là Đê, sống trong toàn tỉnh Đắk lăk, có nhiều chi phái ở Lâm Đồng, Khánh Hoà, Phú Yên, có chi phái phối kết với người Chăm, trở thành ngưởiglai hay Raglai. Tộc người Ê Đê được coi là tiến bộ vào hàng bậc nhất ở Tây Nguyên, có nhiều nhà hàng bậc nhất ở Tây Nguyên, có nhiều nhà trí thức và văn hoá truyền thống lâu đời, với sử thi Đam San súc tích đang được nghiêm cứu.

3. Người Ba Na, trước khi Pháp phiên âm đúng giọng (phát âm đánh lưỡi) là Bahnar, sống trên toàn tỉnh Kon Tum, Bắc Gia Lai và phía Tây (thuộc miền núi) các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hoà. Người Ba Na dũng cảm, có thành tích trong lịch sử nước Việt, là những chiến sỹ anh hùng trong đoàn quân Tây Sơn, do Quang Trung Nguyễn Huệ thống lãnh đánh ta quân xâm lượt nhà Thanh vào mồng 5 tết kỷ dậu 1789. Phụ nữ Ba Na rất đảm đang. Một người con gái của tù trưởng Ba Na vùng An Khê là vợ thứ của Nguyễn Nhạc được giao trọng trách hậu cần, làm rẫy, cung cấp lương thực nuôi quân Tây Sơn ngay từ lác đầu lực lượng Tây Sơn thành hình.

4. Người Xơ Đăng, xưa viết theo tiếng Pháp là Sédang, âm theo tiếng Việt trước đây được viết là Xê Đăng, sống ở miền bắc Kon Tum, một phần ở phía Tây Bắc Gia Lai, Tây Quảng Nam – Đà Nẵng. Cho tới đầu thế kỷ 19, vẫn chưa được khai hoá. Người Xê Đăng chỉ có tên, không họ. Về sau, đa số theo tôn giáo thiên Chúa, có tên thánh đặt trước tê (một số người Ba Na sống gần người Xơ Đăng cũng vậy).

5. Người K’hô cũng viết Koho, cư ngụ ở các tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận, trong đó có các chi phái: Lạch, Chil…

6. Người Chăm, còn gọi là Chàm (biến trại âm giọng) gốc Chiêm Thành xưa theo cách gọi của Trung Hoa và người Việt các thời đại trước, sống ở các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hoà, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam. Môt số khác ở An Giang và một ít ở tp Hồ Chí Minh.

7. Người Nhrê, trước đây cũng viết là Hré, sống ở Quảng Ngãi, Bình Định.

8. Người M’Nông, sống ở vùng Tây Nam Đắk lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước (miền Đông Nam bộ). Có 8 chi phái khác nhau, do tình hình địa bàn cư trú, sinh sống cách biệt từ xa xưa, hoàn cảnh môi sinh đặc thù riêng cho nên nhiều chi phái có âm giọng khác nhau và không hiểu được tiếng nói của nhau.

Đặc điểm: Người M’Nông chi phái Buôn Đôn, hồ Lak (Đắk Lăk) nổi tiếng về nghề thuần dưỡng voi rừng. M’Nông Buôn Đôn còn là những thợ săn voi rất thiện nghệ với kỹ năng đặc biệt. Một số nổi danh từ thế kỷ 19, đã tạo được một thị trường voi lớn nhất vùng Đông Nam Á tại địa bàn huyện biên giới của tỉnh Đắk Lắk.

9. Người Raglai, còn gọi là Rai, Noang… sống ở Bình Thuận, Ninh Thuận, Phú Yên, Khánh Hoà.

10. Người Xơ Tiêng, cũng viết là Xtiêng (theo phiên âm việt), trước kia tiếng Pháp viết là Sétiêng, sống ở phía Tây Nam Đắk Nông, và nhiều ở các tỉnh miền Đông Nam bộ (dưới chân phía Nam dãy Trường Sơn) là Bình Phước, Tây Ninh và phía Bắc tỉnh Bình Dương. Một phần phối kết với người Khmer nên trong ngôn ngữ có lẫn lộn với tiếng Khmer.

11. Người Vân Kiều, còn gọi là Brâu hay Bru sống ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.

12. Người Thổ, còn gọi là Kẹo, Cọ, Xá Lá Vàng sống ở các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh.

13. Người Ka Tu (Kơ Tu) còn gọi là Hạ, Cà Tăng, sống ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam – Đà Nẵng.

14. Người Giẻ Triêng (Giẻ Chiêng) còn gọi là Ve, Treng sống ở Quảng Nam – Đà Nẵng và các vùng phía Bắc tỉnh Kon Tum, Gia Lai (dọc theo đường Hồ Chí Minh, từ quốc lộ 14C – Quảng Nam – qua huyện Phước Sơn, Quảng Nam tới phía Đông Bắc huyện Đăk Glei – Kon Tum.

người gie trieng

Hình ảnh: người Giẻ Triêng.

15. Người Hạ, còn gọi là Mạ, Châu Mạ ở Lâm Đồng và Đồng Nai (Đông Nam bộ).

16. Người Khơ Mú, còn gọi là Xá Cẩu, Tày, Nay sống ở Nghệ An, Hà Tĩnh và một số tỉnh vùng Tây Bắc – Bắc Bộ như Sơn La, lai Châu, Điện Biên và vùng Hoàng Liên Sơn.

17. Người Co (Cor), sống ở Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam – Đà Nẵng.

18. Người Tà Ôi, còn gọi là Pa Cô (cũng viết là Pa Kô) Pa Hi, sống ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

19. Người Chơ Ro, cũng gọi là Châu Ro, Chu Ru, sống ở Bảo Lộc (Lâm Đồng), Bình Thuận (vùng Ma lâm) xuống tới Đồng Nai (tức vùng Đồng Nai Thượng theo bản đồ thời Pháp).

20. Người Chức, sống ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế.

21. Người Brâu (Bru) sống ở Gia Lai, Kon Tum.

22. Người Ơ Đu, sống ở Nghệ An, Hà Tĩnh.

23. Người Rơ Mâm (R’Mâm), sống ở Gia Lai, Kon Tum.

người rơ mâm

Hình ảnh: người Rơ Mâm

Có thể kể phân nửa tổng số dân tộc cá biệt trong đại gia đình ở Việt nam đã quần cư tại vùng rừng núi khu vực Trung bộ. Đây là chưa kể thiểu số người Lào đã có mặt từ lâu đời ở vùng Buôn Đôn (và cũng Châu và Điện Biên), một số ít người Khmer ở dọc theo biên giới Việt Nam – Campuchia (tiêu biểu nhất ở các tỉnh Nam bộ từ Bình phước, xuống Tây Ninh, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang).

Người Gia Rai, Ê Đê, Ba Na, thuộc nhóm đông dân, theo phân loại thống kê dân số từ 100.000 đến 500.000 người (nhóm này có 6 dân tộc ). Ba dân tộc còn lại là H’Mông, Dao, Ngái ở Bắc bộ.

Người M’Nông (Mơ Nông), Raglai, Xơ Tiêng, Brâu, Vân Kiều, Thổ, Giẻ Triêng, Mạ, Kow Mú, Co (Cor), Tà Ôi… trong nhóm 12 dân tộc có dân tố từ 10.000 đến 50.000 người.

NGười Chơ Ro, Chức thuộc nhóm 16 dân tộc có từ 1000 đến 10.000 người. Người Ơ Đu, Rơ Mâm thuộc nhóm 7 dân tộc có dân số ít nhất, từ vài trăm đến 1000 người.


Đăng bởi: du lich viet

5/5 - (1 bình chọn)
Thẻ:,

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946