Cây Hoàng Liên là một loại thực vật quý giá mọc ở vùng núi cao Hoàng Liên Sơn. Bà con thường hái lá cây này để chữa nhiều bệnh khác nhau như tiêu hoá, khó tiêu, túi mật, an thần…
Cây Hoàng Liên có tên khoa học Coptis teeta Wall và họ khoa học Ranunculaceae. Là một loại dược thảo rất đặc biệt ở đây được biết đến như một loại thuốc quý không có ở nơi khác,m cho nên được lấy tên là hoàng liên, tên của dãy núi cao nhất của toàn Đông Dương là đỉnh fansipan cao 3.143m. Cây hoàng liên có rất nhiều ở rặng núi này.
Hoàng liên có hai loại khác nhau:
1. Hoàng liên 3 gai, là loại cây gai thân thảo, chỉ mọc ở chỗ ít ánh sáng, dưới lá chĩa ra 3 gai. Củ cắt ra, có nhựa màu vàng như loại thuốc téttracycline, thường được dùng nấu nước để uống.
2. Hoàng liên chân chim có rễ như rễ cây cỏ tranh, lá chẻ giống như bàn chân loài chim, chỉ có một thân cọng.
Người dân tộc ở các thôn bản đã dùng hoàng liên như một loại kháng sinh tổng hợp.
Tìm cho được cây hoàng liên ở dãy núi cao ngất này là một công việc hết sức gian khổ. Người ta phải len lỏi vào rừng sâu, leo lên các sườn đá núi cheo leo. Người đi tìm cây thuốc này phải có nhiều kinh nghiệm khi nhìn vào giữa ánh nắng chiếu chói chang ban trưa, tìm cho ra và xác định được chổ khe đá nào mà hầu như suốt ngày không có ánh nắng mặt trời rọi tới, chỗ ấy mới hy vọng có cây hoàng liên.
Mô tả:
Cây hoàng liên sống lâu năm, cao tầm 30cm, lá mọc so le, cuống dài mọc từ thân rễ trở lên, phiến lá cỡ 3 – 5 lá chét. Mỗi chét chia thành nhiều thuỳ, mép có răng cửa to. Thân rễ hình trụ, nhiều rễ con, màu nâu vàng nhạt, hình chân gà. Khi bẽ ra có màu vàng nếm thử có vị đắng. Hoa có màu trắng mọc ở ngọn cán hoa. Khi ra quả gồm nhiều đài, chín màu vàng, hạt màu nâu đen. Hoa của cây hoàng liên trỗ vào tháng 10 – tháng 2 năm sau.
Những người đi mua cây thuốc muốn có hoàng liên cũng phải khổ cực trèo lên các thôn bản người H’Mông ở lưng chừng núi ở vùng sâu, vùng xa.
Ngoài công dụng như kháng sinh, người ta còn dùng trị các chứng kể sau:
– Khi đau mắt, người ta nhỏ nhựa hoàng liên sẽ hết.
– Đau bụng, người ta chỉ cần đun nước hoặc giã lấy nước để uống.
– Khi da bị trầy xước chảy máu, người ta cạo bột củ hoàng liên đắp vào, tránh khỏi nhiễm trùng.
– Khi trâu bò hút nhau bị thương, vết thương sinh ra giòi bọ, người ta cũng dùng tới bột hoàng liên để chữa trị.
Những cây thuốc quý khác gồm có: đương quy, đẳng sâm, mộc hương, tam thất, gấu tàu, xuyên khung, nghệ đen… Những loài dược thảo này vốn là những cây mọc hoang dại ở trong rừng núi, do công dụng hữu hiệu, đã bị “truy tìm khai thác” tận cùng. Ngày nay, các loại cây thuốc này được trồng trong vườn hay trang trại có quy mô rộng, tại các thung lũng. Những chỗ trồng cây thuốc, du khách dễ nhận ra khi đứng từ xa hay trên cao. Đó là những nơi có các tấm lưới đen, rộng giăng trên mặt ruộng.