Administrator

Tin tức - 10/09/2019 - 408 Lượt xem

Con Người Việt Nam Thời Kỳ Cánh Tân

Loài người đã xuất hiện trên vùng đất Đông Nam châu Á từ khá lâu. Sự phát hiện hài cốt người nguyên thuỷ tại nhiều nơi, trong đó có Bắc bộ nước ta, chứng minh rằng loài người cổ xưa đã có quê hương tại đây.

“Sự hình thành lâu đời và bền vững đó của lục địa châu Á đã ảnh hưởng rất lớn đến sự ra đời của loài người và xã hội loài người . Năm 1891, nhà bác học Hà Lan Ơgien Đuyba (Eugene Dubois), đã tìm thấy hài cốt của người vượn Giava, sống cách đây khoảng 170 – 180 vạn năm. Năm 1929, giáo sư Bùi Văn  Trung (Trung Quốc) phát hiện xương sọ hoàn chỉh của người vượn ở Chu Khẩu Điếm (gần Bắc Kinh – Trung Quốc) sống cách nay khoảng 20 – 50 vạn năm.

Việc phát hiện hài cốt người nguyên thuỷ được tiếp tục trong các thập niên qua đã chứng tỏ rằng Đông Nam Á là một vùng quê hương của loài người. Một số di cốt của người nguyên thuỷ cùng các công cụ đá của họ được tìm thấy trên đất Bắc Việt Nam đã góp phần xác nhận điều nói trên.

Ở nước ta, các nhà khảo cổ Việt Nam và một số nước ngoài đã tìm thấy nhiều dấu tích của người vượn, người thông minh thời Cánh Tân tại các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn) và núi Đọ (Thanh Hoá), Xuân Lộc (Đồng Nai), An Lộc (Bình Phước) vào thời đại sơ kỳ đá cũ.

Thời Cánh Tân là thời kỳ gồm 3 giai đoạn:

1. Sơ Kỳ Cánh Tân có niên đại từ 3 triệu rưỡi năm đến khoảng 70 vạn năm.

2. Trung kỳ Cánh Tân, từ 70 vạn năm đến 15 vạn năm.

3. Hậu Kỳ Cánh Tân, từ 15 vạn năm đến 12 vạn năm (có sai số khoảng vạn năm).

Vào giai đoạn sơ kỳ và trung kỳ Cánh Tân, các nhà khảo cổ đã tìm thấy những hoá thạch của răng và xương hàm người vượn cổ ở phương Nam, cùng với những di cốt hoá thạch, những công cụ lao động cảu người vượn, châu phi, Đông Nam Á và Hoa Nam.

người việt nam thời kỳ cánh tân

Người vượn là con người ở vào thời kỳ được gọi là “bình minh của nhân loại”, sau một thời gian dài “tạo sơn lập địa” của trái đất được hình thành và hoàn chỉnh tiếp theo những biến động lớn cách nay hàng trăm triệu năm (tức là thời cổ sinh). Lúc ấy, con người còn mang những đặc điểm giống với loài vượn nên được gọi là người vượn. Người vượn tồn tại cách nay từ khoảng 2 triệu năm đến 3 -4 vạn năm.

Tại đất nước của chúng ta, phần lớn ở khu vực vùng núi Bắc Bộ, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu vết của người vượn sống cách nay khoảng 20 – 50 vạn năm như người vượn đã tìm thấy ở Bắc Kinh.

Ở Lạng Sơn, người ta tìm thấy tại nhiều hang có một số răng người vượn nằm trong lớp trầm tích màu đỏ, chứa xương cốt các thời kỳ Cánh Tân.

Khảo sát những chiếc răng được tìm thấy trong các hang đá vừa kể, có những đặc điểm được nhận ra là của người mà cũng có những đặc điểm của răng loài vượn. Đây là một bằng chứng người vượn đã từng tồn tại trên đất nước ta cách nay trên dưới 200.000 năm.

Vào năm 1960, các nhà khảo cổ Việt Nam đã phát hiện lần đầu tiên, hàng vạn mảnh đá ghè gọi là mảnh tước. Đây là những mảnh thô và nặng, có lẽ người nguyên thuỷ ở đất nước ta xưa kia đã dùng làm công cụ để chặt, cắt. Ngoài ra còn có những hòn đá được người vượn dùng để ghè  ra các mảnh tước. Khi du lịch Thanh Hoá ở núi Quan Yên, núi Nuông và kể cả vùng Xuân Lộc (Đồng Nai), An Lộc (Bình Phước), người ta cũng tìm thấy những công cụ giống như ở núi Đọ (Thanh Hoá). Những công cụ này có khả năng là của người vượn, khiến người ta có thể tin rằng người vượn đã có mặt trên đất nước chúng ta vào thời đá cũ sơ kỳ.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946