Chùa Quán Sứ là một trong những ngôi chùa cổ và linh thiêng nằm tại trung tâm tp Hà Nội. Hầu hết du khách, phật tử khi thăm quan Hà nội đều không thể bỏ qua địa điểm này. Hãy cùng Du lịch Việt tìm hiểu về ngôi chùa cổ này nhé.
1. Chùa Quán Sứ ở đâu ?
Quán Sứ Tự đã nổi tiếng từ khá lâu, nhưng nhiều người không biết cụ thể là nó đang ở địa điểm nào tại tp Hà Nội. Chùa toạ lạc tại số 73 Quán Sứ thuộc phố Quán Sứ, quận hoàn Kiếm.
Vị trí chùa khá đẹp tại trung tâm, chỉ cách hồ Hoàn Kiếm tầm 1km, thuận tiện cho việc đi lại hành hương của du khách và phật tử. Mặc dù chùa ở vị trí trung tâm thủ Đô nhưng vẫn cơ quan chức năng bảo tồn nét cổ kính của chùa. Nhiều du khách nhận xét, không gian bên trong chùa vô cùng yên tĩnh, không xô bồ của chốn thủ đô.
Ngôi chùa này có nét đặc trưng mà không ngôi chùa nào ở Việt Nam có được là có câu đối được treo trên cửa hang trên tường của chùa được viết bằng chữ quốc ngữ. Vì thế nơi đây được xem là trụ sở trung ươm của giáo hội phật giáo Việt Nam năm 1980.
2. Lịch Sử Hình Thành Quán Sứ Tự.
Tương truyền, chùa được xây dựng vào thế kỷ 14, trong thời vua Trần Dụ Tông. Lúc này, triều đình nước ta đón tiếp sứ thần các nước: Chiêm Thành, Ai Lai, Nam Chưởng và Vạn Tượng. Để làm nơi ở cho các vị sứ thần này, vua Trần đã xây dựng toà công quán gọi là Quán Sứ để sứ thần ở. Do các sứ thần đều đến từ quốc gia thờ Phật, nên vua đã cho xây dựng một ngôi chùa tại công quán. Đến ngày nay công quán trên đã không còn nhưng chùa vẫn được lấy tên là Chùa Quán Sứ tồn tại cho đến nay.
Cũng có truyền kỳ của vị giáo sư tiến sỹ khác cho rằng chùa được xây dựng vào thời kỳ vua Lê Trang Tông (1533 – 1548).
3. Công Trình kiến trúc Chùa Quán Sứ.
Khi có dịp du lịch Hà Nội, đi hành hương chùa Quán Sứ, du khách, phật tử có thể đến chùa từ lúc 6h sáng đến 19h tối. Vì nơi đây là trung tâm của thủ đô nên bạn có thể di chuyển bằng ô tô, xe máy, gửi tại một số trung tâm mua sắm, cửa hàng, siêu thị gần đó rồi đi bộ vào chùa.
Đến chùa ngoài việc thăm quan các lễ hội trong chùa, hành hương khấn phật, bạn còn có thể chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc độc đáo từ thời nhà Trần.
Mặc dù đã trải qua một số lần trùng tu, theo thiết kế của 2 vị kiến trúc sư danh tiếng. Khi nhìn từ ngoài cổng chùa, du khách đã cảm thấy toát lên vẻ cổ kính mang đậm phong cách đồng bằng trung du Bắc bộ, với kiến trúc mái vòm lợp ngói vảy cá đỏ.
Nét độc đáo của chùa ở những câu đối hay tên chùa cũng được viết theo chữ quốc ngữ. Khi vào bên trong thì sân chùa được lát gạch, những điện thờ đều được sơn màu vàng, các khung cửa được làm hoàn toàn bằng gỗ tạo nên vẻ cổ kính, thanh tịnh nơi cửa phật.
Khi du khách từ sân chính đi lên tầm hơn chục bậc thềm sẽ đến chính điện. Những bức tượng phật được trang trí rất trang nghiêm, các pho tượng đều có kích thước lớn thiếp vàng sáng tạo nên vẻ uy nghiêm. Tại khu vực này, bạn có thể thắp nhang, cầu phúc. Sau đó đi sâu vào bên trong của điện, bên trên cao nhất là nơi thờ tượng của 3 vị Tam Thế Phật, tiếp theo là tượng phật A di Đà ở giữa, hai bên là tượng Quán Thế Âm Bồ Tát và tượng Đại Thế Chí. Đến cuối là nơi thờ tụng tượng phật Bồ Tát quán thế âm và địa Tạng Vương.
4. Khung Cảnh Chùa Quán Sứ.
Khi du khách đến hành hương chùa, sẽ cảm nhận được không khí trong lành, tĩnh mịch, thoang thoảng mùi hương thơm hoà lẫn với hoa cỏ dại tạo nên sự yên bình. Khi đi qua sân sẽ đến hậu đường gồm 3 tầng lầu chính là nơi thờ vị thiền sư Khuông Lộ – đây là vị quốc sư nổi tiếng của triều đại nhà Lý.
Vào năm 1934 hội phật giáo Bắc Kỳ đặt tại chùa Quán Sứ. Ngày nay chùa còn có hội trường giảng đường, thư viện là nơi lưu giữ những sổ sách, kinh văn phật giáo để truyền thụ cho tăng ni, phật tử. Đây là điểm thăm quan không thể bỏ qua.
Sau khi dạo bước hành hương, cúng bái tại chùa, du khách có thể di chuyển ra ngoài thưởng thức món chay tịnh tại khá ngon miệng. Nơi đây là trung tâm thành phố, vì thế du khách có thể dễ dàng di chuyển thăm quan những địa điểm danh tiếng tại Hà Nội như Hồ Gươm, nhà thờ, chợ Đồng Xuân, phố cổ Hà Nội…
Đăng bởi: du lịch việt