Administrator

Tin tức - 02/05/2019 - 462 Lượt xem

Chùa Giác Viên – Thăm Quan Ngôi Chùa Gần 170 Năm Tuổi Tại Sài Gòn

Chùa Giác Viên còn có tên gọi là chùa Hố Đất, nằm tại địa chỉ 161/85/20 đường Lạc Long Quân, phường 3, quận 11, tp Hồ Chí Minh. Là ngôi cổ tự có tuổi thọ gần 170 năm tuổi.

Ban đàu chùa là một am nhỏ mang tên Quan Âm Các, trải qua bao năm tháng nắng mưa chùa bị xuống cấp nhiều nên các vị sư ở chùa đã quyên góp tiền của để xây dựng và do nhà sư Hải Tịnh đứng ra tổ chức. Tên cũ của chùa là chùa Hố Đất và đến năm 1850 chùa mới được đổi tên thành chùa Giác Viên.

chùa giác viên 2

Chùa có những tấm bảng được khắc bằng gỗ chạm chỗ rất công phu, mang những nét nghệ thuật cổ phương Nam. Qua nhiều lần trùng tu vào các năm 1958, 1961, 1962 chùa dần mang nét kiến trúc phương Tây. Chùa hiện còn 153 pho tượng, 60 bao lan nhỏ chạm khắc 18 vị La Hán, muôn thú, cây trái,..vv…

Trong khuôn viên của chùa có một tu viện dành cho những nhà hành đạo, một trung tâm đào tạo, bồi dưỡng các vị cao tăng và nhà in của tờ báo Lục Hoà Tăng.

Kiến Trúc Chùa Giác Viên.

chùa giác viên 1

Khi thăm quan chùa, du khách sẽ thấy hai nếp nhà tứ trụ ghép liền nhau. Nếp nhà trước làm chánh điện để thờ chư tổ, nhà sau làm giảng đường, phòng đón tiếp chư tăng, du khách. Hai bên hông gồm hai dãy Đông Lang và Tây Lang nối vào nhà chính.

Tại sảnh đường, điện phật được bố trí tại vị trí trung tâm. Chùa gồm có 153 pho tượng và 57 bao lam, phần lớn được tôn tạo sau những lần đại trùng tu. Những cổ vật mà du khách thấy được tại chùa được chạm khắc vào thế kỷ 19 và đầu 20. Sự độc đáo của chùa Giác Viên là bộ sườn gỗ chạm trỗ tinh vi, tiêu biểu cho kiến trúc cổ truyền tại miền nam Việt Nam.

chùa giác viên 3

Những bức tượng được thờ tại nhà tổ chùa được xem là châ dung sớm ở Nam bộ. Tại khu chánh điện gồm có 120 pho tượng với những kiến trúc độc lạ tiêu biểu là tượng: Bồ Tát Di Lặc, Quán Thế Âm, A Di Đà, Đại Thế Chí, Thập Điện Diêm Vương, Thập bát La Hán, bên cạnh đó là tượng chân dung của các vị trụ trì trước chùa: tiên Giác – Hải Tịnh, như Nhu – Chân Không và Như Phòng – Hoằng Nghĩa.

Khi vào sâu bên trong chùa, du khách sẽ thấy được những tác phẩm nghệ thuật trên có chạm trỗ những nhân vật dân gian như: Tô Vũ Chăn Dê, ngư Tiều canh độc,.. bên cạnh đó là bao lam Bá Điểu và bao lam thật bát la Hán thượng kỳ thú.

chùa giác viên

Bao lam Bá Đểu có chiều dài 3m, rộng 2,2m, khi nhìn vào bạn sẽ như thấy cả một thế giới loài chim với đủ loại khác nhau từ công, phụng, trĩ, chim sẻ, bói cá, chào mào, hoạ mi,… Chùa Giác Viên còn có bộ sám bài bằng gỗ chạm nổi Ngũ Hiền, đặc sắc tấm bình phong đặt ở bàn thờ tổ, đề thính được khắc chìm, nét chạm điêu luyện, sắc sảo, tượng giám trai bằng gốm, cao 105cm, đặt tại Đông Lang do Nam Hưng Xương tạo ra vào năm 1880.

Hiện tp Hồ Chí Minh đã đầu tư trùng tu, tôn tạo chùa để có nơi đây trở thành một địa điểm du lịch tâm linh, thu hút du khách du khách du lịch Hồ Chí Minh đến thăm quan.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946