Chùa Bút Tháp còn có tên chữ là Ninh Phúc Tự, là một trong những ngôi chùa cổ đẹp nhất vùng châu thổ Bắc Bộ. Chùa toạ lạc tại xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Chùa chiền là cơ sở tôn giáo, nơi hành đạo, nhưng qua bao nhiêu thời gian dài, các cơ sở này trở thành chứng tích lịch sử, văn hoá của dân tộc. Những chứng tích này còn đánh dấu những chặng đường tiến hoá, chẳng những về tín ngưỡng mà còn về tư tưởng và nếp sống con người tại một địa phương hoặc là trong cộng đồng xã hội, dân tộc.
Khi đi du lịch Bắc Ninh du khách có cơ hội thăm quan, vãn cảnh những ngôi chùa đẹp, thắng cảnh tuyệt vời, những ngôi chùa như chùa Bút Tháp trở thành, chùa Dâu,… trở thành điểm du ngoạn khá quyến rũ đối với những người muốn tâm hồn mình trở nên thanh thoát, thoải mái.
Vào thời Lý, Phật giáo cực thịnh ở nước ta. Vùng kinh Bắc lại là quê hương của các vua triều Lý cho nên các chùa tháp được xây dựng khá nhiều. Hầu hết các chùa tại vùng này lần lượt được trùng tu vào những thế kỷ thư 16, 17 và 18.
Chùa Bút Tháp có từ đời vua Trần Thánh Tông (1258 – 1278). do Thiền Sư Huyền Quang (trạng nguyên năm 1297) trụ trì. Trụ trì đã cho dựng ngọn tháp cao 9 tầng, có trang trí hình hoa sen trông rất đẹp mắt, và nay thì ngọn tháp này không còn.
Chùa Bút Tháp là ngôi cổ tự được chúa Trịnh Tráng cho xây lại và hoàn thành vào năm 1947 và một trong những ngôi chùa danh tiếng vào bật nhất ở Việt Nam. Chùa được dựng theo kiểu “Nội Công Ngoại Quốc”, trong chùa có rất nhiều cổ vật quý giá và nhiều pho tượng được xem là tuyệt tác của nền điêu khắc gỗ tại Việt Nam vào thế kỷ thứ 17 như: tượng Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay, tượng Tây Thiên Đông độ Việt Nam Lịch Đại Tổ.
Tượng phật bà nghìn mắt, nghìn tay ở chùa Bút Tháp tạc năm 1656, là tác phẩm điêu khắc có giá trị lớn, vừa gợi đến sự cao siêu của đạo vừa gần gũi với những vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam. Tính chất đàn bà, người mẹ thể hiện sự khát vọng yêu thương, bao dung và tha thứ, do vậy thân người mềm mại, gương mặt trẻ và hiền dịu, thái độ bình lặng ân cần. Ở đây người nghệ sỹ dân gian đã tìm và nhận biết nhân tướng Việt Nam để đi tới cái chuẩn đẹp riêng của dân tộc. Lý Tưởng cứu nhân độ thế thể hiện ở sự phát triển rất nhiều tay muốn vươn ra vô lượng, vô biên.
Vào năm 1876, vua Tự Đức một lần đi qua đây thấy cây tháp hình dáng khổng lồ nên đặt tên là Bút Tháp, nhưng trên đỉnh tháp vẫn ghi là Tháp Bảo Nghiêm. Chùa được trùng tu vào những năm 1739, 1903, 1915, 1921 và gần nhất là năm 1992 – 1996. Là ngôi chùa có kiến trúc hoàn chỉnh nhất của triều đại trước còn lại tại Việt Nam.
Chùa Bút Tháp Bắc Ninh được đánh giá là một quần thể kiến trúc còn lưu giữ lại nhiều di tích của thế kỷ 17. Phận điện của chùa còn nguyên sơ, nơi đây gồm 10 nếp nhà nằm trên một trục dài 100m, qua cửa tam quan, đến gác chuông hai tầng, 8 mái.
Khi đi thăm quan Chùa Bút Tháp, du khách sẽ thấy tháp Bảo Nghiêm một kiến trúc đặc sắc, bên trong có thờ hoà thượng Chuyết Chuyết, trông tháp tựa như cây bút khổng lồ vươn lên trời cao. Toà tháp cao 13,05m, gồm 5 tầng và phần đỉnh xây bằng đá xanh.
Hình ảnh: tháp Bảo Nghiêm
Phía dưới cùng là tầng đáy rộng nhất, 4 tầng trên giống nhau có bề rộng 2m, tại 5 góc của 5 tầng có đặt 5 quả chuông nhỏ, bên trong lòng tháp có 1 khoang tròn đường kính 2,29m. Dưới bàn tay tài hoa của các nghệ nhân điêu khắc và xây dựng thời Trần, Lê, toà tháp được tạc những hình ảnh động vật một cách tinh tế, tỉ mỉ nổi bật và Toà tháp thể hiện được sự ghé đá một cách công phu của các nghệ nhân đương thời.
Là một công trình kiến trúc đặc sắc tại Bắc Ninh, có dịp đến đây bạn hãy khám phá nhé!