Administrator

Tin tức - 11/03/2019 - 331 Lượt xem

Chiến Lượt Phát Triển Du Lịch Việt Nam

Du lịch là ngành kinh tế giúp mang lại lợi nhuận cao của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trong chiến lượt và chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2020 nói chung có phản ánh chiến lược và chính sách phát triển du lịch của Việt Nam.

Mục tiêu chính của du lịch trong thời kỳ này và các năm sau là phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, đồng thời về lâu dài giữ được vai trò bảo đảm sự bên vững của nền kinh tế quốc dân, kể cả môi trường sinh thái, văn hoá và an ninh của đất nước.

phát triển du lịch

Để đạt được mục tiêu trên, ngành du lịch đã cụ thể hoá thành các mục tiêu cụ thể sau đây:

1. Trước hết, ngành du lịch phải tạo lập được những sản phẩm du lịch hấp dẫn trong khu vực và cả trên thế giới.

2. Thực sự khai thác có hiệu quả các thị trường đã có và các thị trường tiềm năng trong nước và trên thế giới.

3. Phát triển khoa học – công nghệ du lịch ở trong nước;

4. Phát triển nguồn nhân lực có tay nghề, có chất lượng của ngành du lịch;

5. Thực sự hội nhập khu vực, nâng cao vị thế du lịch của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới, đẩy mạnh hợp tác phát triển du lịch của đất nước thông qua các tổ chức du lịch quốc tế.

6. Tăng cường năng lực quản lý vĩ mô, khai thác có hiệu quả tiềm năng của các nguồn nhân lực và môi trường du lịch có sẵn, xã hội hoá tổ chức và quản lý để phát triển bền vững kinh tế du lịch của đất nước.

Trong những năm từ 1996 – 1997 đến nay, một số khu du lịch đã được phát triển khang trang, sạch đẹp, hấp dẫn du khách trong nước và du khách quốc tế. Kết quản phát triển du lịch tốt đạt được có một phần là nhờ nhận thức đúng đắn của các cấp, các ngành, của các doanh nghiệp và cộng đồng cư dân mà bước đầu là công tác quy hoạch được chú ý.

Các kết cấu hạ tầng du lịch được nghiêm cứu quy hoạch, sắp xếp bảo đảm hợp lý môi trường du lịch của khu vực…

Bộ văn hoá – thông tin đã có dự thảo “Đề án bảo tồn cấp thiết một số di tích lịch sử văn hoá quốc gia có giá trị đặc biệt” với 32 di tích để lựa chọn đầu tư từ năm 2005, đến 2020 gồm có: Di tích cố đô Huế, di tích Phố Hiến, di tích thành cổ Sơn Tây, ATK Thái Nguyên, ATK Tuyên Quang, ATK Cao Bằng, ATK Bắc Giang, di tích đôi bờ Hiền Lương, thành cổ Quảng Trị, di tích Mỹ Sơn, Hội An, đền Hai Bà Trưng ở Vĩnh Phúc, đền Hai Bà Trưng ở Sơn Tây, thành Đồng Hới.

Một số di tích được chính quyền và cơ quan chức năng đầu tư: di tích Đền Hùng, di tích Côn Đảo, di tích Kim Liên, di tích Hoa Lư, di tích Lam Kinh, di tích chiến thắng Bạch Đằng (Hải Dương), thành cổ Hà Nội, di tích khảo cổ Hà Nội, đền thần (Thái Bình), đền Trần (Nam Định), di tích khảo cổ Cát Tiên, mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc, thành nhà Hồ, di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh – Quảng Trị, khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp bạch, Làng cổ Đường Lâm, di tích Phủ Chủ Tích và phố cổ Hà Nội, Dự kiến nguồn vốn đầu tư của đề án khoảng 10000 tỷ đồng.


Đăng bởi: du lịch việt

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946