Administrator

Tin tức - 30/10/2019 - 388 Lượt xem

Thảo Quả Hoàng Liên Sơn – Những Điều Thú Vị Về Lợi Ích Thảo Quả

Cây Thảo quả thường được trồng ở vùng núi cao hơn 1000m, khí hậu mát lạnh, nơi có đất đai ẩm, dưới tán rừng to, nhiều mùn đất. Thảo quả là dược thảo có hàm lượng dinh dưỡng rất cao như: vitamin C, niacin, pyridoxine, khoáng chất như phốt pho, canxi, đồng, mangan, sắt, magiê… Vậy thảo quả là gì mà lại có nhiều công dụng hữu ích như vậy?

1. Cây Thảo Quả Hoàng Liên Sơn 

Tại núi rừng Hoàng Liên Sơn chẳng những có nhiều loại gỗ quý, động vật hiếm, mà còn có nhiều cây thuốc có giá trị, hữu ích cho việc trị, ngừa các bệnh từ xưa đến nay.

cây thảo quả

Khi du khách du lịch rừng gìa Sapa hoặc trên các lối mòn leo lên đỉnh Fansipan, khi cảm thấy mùi hương kỳ diệu quyện trong gió mát lạnh thì có thể hiểu rằng mình đã tới một vùng có nương thảo quả của người dân tộc, nhất là người H’Mông, trên núi cao.

Nương này là chứng tích của một gia đình sung túc, giàu có. Khi khách du lịch Sapa ở đây sẽ ngửi được mùi hương thảo quả đậm đà và mát mẻ, thấm sâu lâu dài khiến cho người ta cảm thấy chẳng những thư thái mà còn sảng khoái, hít thở dễ chịu.

Nếu như du khách đi qua nhà nào trong thôn bản mà thấy mùi hương thơm ngào ngạt đó, thì đủ hiểu gia đình này vừa trúng vụ mùa thảo quả lớn trong năm.

Cây thảo qua cao vượt đầu người, giống như cây giềng. Chồi hoa mọc ở dưới gốc thành chùm màu hồng đậm. Hoa nở vào tháng 4 khi tiết trời trở nên ấm áp.

Vào lúc đó, người trồng thảo quả phải lo dọn dẹp quanh gốc cho sạch, thoáng. Loài thảo quả cần ẩm ướt để phát triển. Năm nào khô hạn, hoa thảo quả khó nở. Trồng cây thảo quả cũng rất khổ cực như trồng lúa, bắp, phải mất nhiều công đoạn chăm sóc.

Sau một trận mưa gió lớn, người trồng phải dựng lại những cây bị gãy đổ.

Trái thảo quả hình tròn có đường kính chừng 3cm. Khi chín, cả chùm chuyển sang màu đỏ thẫm, hạt cay nồng và chắc. Lúc này, cần phải thu hái ngay.

Sau khi thu hoạch xong, người ta làm có một lượt vì liền ngay sau đó, thảo quả lại tự nảy mầm thêm nhiều nhánh mới. Lúc đầu chỉ một cây được trồng, sau vài năm cây đó trở thành bụi rậm, mỗi bụi cho tới vài chục cân trái tươi.

2. Nơi Cây Thảo Quả Sinh Sống.

cây thảo quả 2

Những nơi trồng cây thảo quả tốt nhất là các khoảnh rùng nguyên sinh nằm ven khe núi,m có độ ẩm cao ít bị gió lớn xé rách, làm gãy cây. Tại những nơi này, những tán lá rừng là tấm lưới tự nhiên che chắn không để cho sương sà xuống làm chết thảo quả vào mùa giá buốt.

Về sau này, thảo quả được trồng dưới các tán lá cây ven rừng nơi có độ ẩm ao và độ chiếu sáng khoảng 30%.

3. Công Dụng Của Thảo Quả.

Thảo quả được dùng làm hương liệu, là một vị thuốc có giá trị. Trong thực phẩm miền Bắc, phở là món ăn đặc biệt, tiêu biểu được cả nước thích chuộng và ở một số nước ngoài trên thế giới, phở là món ăn độc đáo, nổi tiếng của người Việt Nam, được nhân dân thế giới khen ngợi. Một nồi nước dùng cho phở, một bát phở hấp dẫn, ngon miệng hảo hạng luôn luôn phải dùng đến thảo quả.

món ăn từ thảo quả

Đa phần các món ăn cao cấp của người Trung Quốc đều có thảo quả. Người Trung Quốc không coi thảo quả chỉ là món gia vị mà là một nguyên liệu chính cần thiết cho một món ăn đặc thù. Nhiều trường hợp thịt cá có giá trị tầm thường, nhưng khi hầm hay hấp với thảo quả trở thành món canh hay món nhâm nhi khoái khẩu, tuyệt vời. Vì thế, người Trung Quốc tìm mua thảo quả. Tại Sapa, người ta thu mua để bán sang nước này. Cây thảo quả trở thành nguồn lợi lớn của người dân tộc địa phương và được coi là “nguồn lợi vàng” có màu nâu của rừng núi Sapa.

4. Mùa Thu Hoạch Thảo Quả.

Vào mùa thảo quả từ tháng 9, người ta thường xây một số lò sấy ở ngay đầu đường vào các bản làng, trong những căn nhà gỗ thấp. Người ta đem thảo quả thu mua được sấy khô lại. Khói trắng toả lên các mái nhà và theo chiều gió mang hương thơm bay xa đến cả một vùng rộng lớn.

cây thảo quả 1

Các gia đình người Dao hay người H’Mông có nương trồng cây thảo quả với diện tích không lớn lắm cũng có thể thu vào một số tièn lợi nhuận hàng trăm triệu đồng, đủ để cải thiện sinh hoạt, đổi thay, tăng tiến cuộc sống. Sau một vụ mùa trúng thảo quả, nhiều nhà sắm những tiện nghi mới, thậm chí mua cả ô tô, cả làng bừng lên sôi động với xe máy mới và tivi hiện đại.

Từ những năm 1960, nhà nước bắt đầu thu mua thảo quả, chỉ các gia đình người Dao, H’Mông chịu khó lội suối, vượt đồi, lên núi vào rừng tìm chỗ để trồng.

Vào năm 2000, 2001 giá thảo quả bỗng nhiên tăng vọt. Nhờ đó, người dân tộc đã trồng nhiều hơn, một số hộ gia đình trở nên giàu có. Thảo quả dưới dãy Hoàng Liên Sơn trở thành nguồn lợi vàng cho người dân tộc.

5/5 - (1 bình chọn)
Thẻ:,

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946