Administrator

Tin tức - 17/10/2019 - 289 Lượt xem

Các Lễ Hội Đặc Sắc Tại Điện Biên

Khám phá các lễ hội Điện Biên đặc sắc. Vào tháng 3, hoa ban nở rộ trên khắp nẻo đường như một món quà lãng mạn của thiên nhiên cũng là lúc diễn ra lễ hội Hoa Ban một ngày hội thu hút nhiều du khách du lịch Điện Biên ghé thăm.

lễ hội điện biên

Sau đây là một số lễ hội Điện Biên được đông đảo du khách hưởng ứng.

1.Lễ hội Hoa Ban.

Tháng 3, là tháng hoa ban nở rộ nhuộm tím trên các nẻo đường ở Điện Biên. Thời điểm này du khách trên tại khắp nơi đổ về đây chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng miền sơn cước. Lễ hội Hoa Ban là lễ hội được mong chờ nhất của nhiều người dân địa phương lẫn du khách.

lễ hội hoa ban

Vào trung tuần tháng 3 hàng năm. Đến với ngày lễ này, du khách sẽ được hoà mình vào những hoạt động phong phú của ngày hội đặc sắc dân tộc tại Điện Biên như các chương trình văn nghệ, ẩm thực hấp dẫn, trình diễn trang phục, lễ hội dân tộc. Ngoài ra du khách được ngắm nhìn những cánh rừng hoa ban nở rộ bạt ngàn, những danh lam thắng cảnh cũng như phong tục tập quán của dân tộc tại Điện Biên.

2. Lễ Hạn Khuống.

Đây là một sinh hoạt văn hoá truyền thống lành mạnh, vui trẻ, giàu sáng tạo trong không khí ấm cúm và tao nhã. Nói là giàu sáng tạo là vì trong lễ này có nhiều truyện kể và bài hát khá hấp dẫn. Người Thái và một số dân tộc ở vùng Tây Bắc thường tổ chức lẽ Hạn Khuống sau vụ mùa thu hoạch, vào khoảng giữa mùa thu và mùa đông.

Nơi tổ chức trò vui là một khoảng đất trống, thoáng và rộng ở trong bản làng. nam nữ thanh niên hợp lực cùng nhau dựng sàn cao khoảng 1,5m, có hàng rào bao quanh làm bằng phên mắt cáo, chỉ có một cửa ra vào. Đêm đến, cuộc vui mở màn bằng thủ tục đốt lửa. Tất cả nam nữ thanh niên đến quây quần bên nhau làm quen,m vui hát, thi tài… Họ hát đối đáp với nhau cho đến sáng mới chia tay. Đêm hôm sau, cuộc vui chơi lại tiếp tục.

Hạn Khuống là cuộc vui chơi lễ hội Điện Biên do bên nữ tổ chức có mục đích tìm bạn kết duyên, rồi sau đó khi đã có được người bạn đời, họ chia tay nhau về nhà chồng. Cuộc vui chơi theo tập tục truyền thống này bao giờ cũng mang lại một ấn tượng đẹp về một thời hoa niên trẻ trung vui sống.

2. Lễ Cúng Bản Của Người Cống.

Vào tháng 3 âm lịch hàng năm, các bản người Cóng đều có tổ chức lễ cúng bản thôn trước vụ gieo gặt. Vào ngày lễ, các ngả đường vào bản đều được làm cổng, cắm dấu hiệu kiêng kỵ một ngày không ai được vào bản. Sau đó từng gia đình làm lễ cúng trên nương. Lễ này cầu cho mùa mang được tốt tươi, côn trùng chim chóc không phá hoại mùa màng.

3. Lễ Mừng Măng Mọc.

lễ mừng măng mọc

Các dân tộc Mảng, Kháng, Xinh Mum, Khơ Mú, La Hủ, Phù Lá ở vùng Điện Biên, Lai Châu có một lễ hội đặc thù vào đầu mùa mưa, khi những búp măng tre, trúc vừa nhú đầu lên. Theo ý tưởng của người các dân tộc này, đây là thời điểm bắt đầu mùa sản xuất nông nghiệp trong năm. Măng mọc là hiện tượng tự nhiên báo hiệu mọi mầm sinh sống của vạn vật cỏ cây phát triển tốt.

Người dân ở vùng này mở hội mừng măng mọc với sự vui sướng và mong đợi một mùa nương rẫy mới mưa thuận gió hoà, mọi người thu hoạch lúa ngôi đầy kho, bản thôn hân hoan với no ấm,m đồng thời cũng để tỏ lòng biết ơn trời đất.

4. Tết Cơm Mới của người La Hủ:

Bắt đầu tháng 10 hoặc tháng 11 âm lịch là tết cơm mới của người La Hủ. Trong lễ tết này người La Hủ kiêng kỵ khôgn hái rau, lấy củi, chặt cây, phát cỏ trong 3 ngày liền để mong cầu cây cỏ tốt tươi quanh năm. Đồng thời người La Hủ tổ chức vui chơi với vũ điệu múa xoè, và dùng trống đánh với nhịp điệu rất nhịp nhàng.

 

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946