Administrator

Tin tức - 10/09/2019 - 844 Lượt xem

Các Giai Đoạn Phát Triển Của Xã Hội Loài Người Nguyên Thuỷ

Xã hội nguyên thuỷ hay còn gọi là công xã thị tộc, là giai đoạn đầu tiên và trải qua quá trình tiến hoá dài nhất của sự phát triển loài người, kể từ khi sự có mặt của con người trên trái đất.

Qua một thời gian khá dài, sinh tồn và phát triển. Loài người từ cuộc sống nguyên thuỷ của người vượn chuyển hoá thành người khôn ngoan. Người khôn ngoan có cơ thể được cấu tạo hoàn thiện như con người thời nay, bao gồm những nét chính: trán cao (hàm chứa thông minh), xương hàm nhỏ, không nhô ra trước như người vượn, hai bàn tay nhỏ với đặc tính khéo léo hơn trước, bộ não phát triển ngày càng tinh tường. Có 2 giai đoạn hoàn thiện của người khôn ngoan trong xã hội Nguyên Thuỷ.

1. Giai đoạn sớm (Homo Sapiens).

2. Giai đoạn muộn (Homo Sapién Sapiens).

Tại đất nước ta, tiêu biểu là khu vực Bắc bộ, các nhà khoa học khảo cổ đã phát hiện được những răng hoá thạch, chứng cớ sự hiện diện của người khôn ngoan ở giai đoạn sớm tại Nghệ An, Yên Bái và Ninh Bình ngày nay.

Tuy vậy, cho tới nay, các nhà khảo cổ học vẫn chưa phát hiện được những công cụ đá của người khôn ngoan tại các hang vừa kể. Do đó, người thời nay vẫn còn chưa hiểu được bao nhiêu về đời sống của người khôn ngoan vào các thời kỳ của giai đoạn sớm và muộn đó.

xã hội nguyên thuỷ

Ở thị xã Hà Giang, các nhà khảo cổ học đã phát hiện tại Đồi Thông và ở Võ Nhai (Thái Nguyên), mái đá Ngườm, những công cụ của người khôn ngoan có niên đại cách nay khoảng  40.000 – 23.000 năm. Như vậy, người khôn ngoan ở Đồi Thông (Hà Giang) và mái đá Ngườm (Thái Nguyên) có sau người ở Thẩm Ồm (Nghệ An) và Hang Hùm (Yên Bái).

Đặc trưng của các công cụ đá ở hai nơi này khác nhau. Công cụ đá Đồi Thông là “kỹ nghệ” cuội, còn ở mái đá Ngườm là “kỹ nghệ” mảnh tước.

Hầu hết tại xã hội nguyên thuỷ các công cụ đá ở lớp dưới cùng của di chỉ mái đá Ngườm đều làm bằng những mảnh tước nhỏ được tách từ những hòn cuội quác đít để làm nạo và mũi nhọn. Còn có một số ít công cụ làm bằng những hòn cuội lớn giống như công cụ đá của nền văn hoá Sơn Vi ở giai đoạn kế tiếp về sau.

Sự phong phú về chế tác các công cụ lao động kể trên chứng tỏ những người sống ở nền văn hoá hậu kỳ đá cũ ở miền Bắc nước ta có được một trình độ phát triển về mặt kỹ thuật.

Các nhà khảo cổ học suy đoán rằng con người vào thời bấy giờ đã sống với công việc săn bắn rất phát triển. Trong cuối thời đại đá cũ, ở một vùng rộng lớn thuộc Bắc bộ bấy giờ, đã có nhiều nhóm người chuyên sống bằng săn bắn hái lượm. Những nhóm người này lấy hang động làm nơi cư trú. Mái đá nhô ra ngoài trời, ven bờ các dòng sông, suối thác cũng là nơi quần cư thích hợp của những nhóm người sơ khai ấy.

Những dấu tích chứng minh về sự kiện này đã được ghi nhận rải rác trên một địa bàn khá rộng từ vùng Tây Bắc như Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Bắc Giang, xuống đến vùng Bắc Trung bộ như Thanh Hoá, Nghệ An và Quảng Trị.

Di tích của các nhóm người quần cư thuộc thời kỳ này được gọi là bộ lạc, các nhà khảo cổ học thường gọi với thuật ngữ văn hoá Sơn Vi.

Sơn vi là tên một xã của huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ, nơi đầu tiên phát hiện di tích một nền văn hoá cổ của nước ta, các nhà khoa học khảo cổ lấy tên xã ấy đặt cho nền văn hoá này. Văn hoá Sơn Vi cách nay khoảng từ 30.000 đến 11.000 năm. Khi có dịp đi du lịch Phú Thọ bạn có thể tìm hiểu thêm về di tích đặc sắc này.

5/5 - (2 bình chọn)
Thẻ:

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946