Administrator

Tin tức - 17/11/2018 - 361 Lượt xem

Văn Hoá Tín Ngưỡng Dân Gian Miền Nam

Từ khi đặt chân đến đất phương nam, người dân miền nam đã không ngừng phát triển, văn hoá dân gian ngày một phong phú hơn. Trải qua những chặng đường di trú từ bắc vào nam trên bảy thế kỷ, các thế hệ hậu duệ của các tông họ Việt Nam đã sống hoà hợp với các dân tộc thổ cư Champa (trung bộ), Chân lạp và Hoa (Nam bộ). Người Việt đã trân trọng các tín ngưỡng văn hoá lễ hội của các dân tộc này và cũng coi như là văn hoá tín ngưỡng của chính mình.

Người Việt từ buổi sơ khai vào đất hai châu Ô, Rí, đã coi Mẹ Xứ sở của người Chiêm Thành cũng là thánh Mẫu của dân mình, luôn thờ phụng và trung tu các đền thờ như ở điện hòn Chén (thừa thiên Huế) và đền Pô Nagar, Tháp Bà – Nha Trang cùng nhiều nơi khác, thậm chí ở ngoài hải đảo Phú Quý xa xôi (Bình Thuận) như là văn hoá dân gian của chung dân tộc.

văn hoá dân gian

Hình ảnh: văn hoá dân gian miền nam.

Ở đất phương Nam, người Việt tôn thờ tượng đá của người Phù Nam xa xưa và đã coi là hình tượng của bà Chúa Xứ ở Núi Sam, Châu Đốc, An Ginag và cũng tôn sùng đức Bà Thiên Hậu của người minh Hương ở Bình Dương và Chợ Lớn, từ thời Sài Gòn mới thiết lập. Người Việt cũng có những thần linh riêng. Những người di trú trên đường bộ, thờ Năm Bà Ngũ Hành. Ở các làng xã từ Nam Trung bộ vào tới khu vực miền đông nam bộ, người miền duyên Hải, giới thuyền chài và lái ghe bầu vận tải ven bờ xưa thờ một thiếu nữ 16 tuổi bỏ mình ngoài biển khơi hiển linh lập dinh thờ ở Long Hải (Dinh Cô) và thờ Cầu Chài – Cậu Quý (Dinh Cậu), và Thuỷ Long Thánh Mẫu (Dinh Bà) ở trên đảo Phú Quốc, do lòng tin những “vị” này hiển linh cứu độ những người đi biển.

Người Việt cũng trang trọng tổ chức trọng thể các lễ hội có nguồn gốc từ Champa, đã Việt hoá thành lễ hội người Việt như lễ hội Tháp Bà ở Nha Trang, lễ hội Vía Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc, lễ hội nghênh Ông (rước cá Voi, được coi là hiện thân của thần linh ngoài biển khơi, Nam Hải cự Tộc tôn thần) ở Vũng Tàu, Vàm Láng, Gò Công xuống tới Sóc Trăng, Kiên Giang.

Người Việt cũng đi viếng chùa cổ Khmer, tham gia các lễ hội đua ghe Ngo của người Khmer ở nhiều nơi miền tây, tiêu biểu nhất là lễ hội đua ghe Ngo hàng năm tổ chức trọng thể ở Sóc Trăng.

Tuy hoà đồng cuộc sống trong văn hoá dân gian tín ngưỡng và lễ hội, người Việt dù theo tôn giáo nào vẫn giữ niềm tin về tổ tiên, nhà nào cũng có bàn thờ, tủ thờ, hay ít nhất là trang, kệ thờ ông bà, cha mẹ,… tuỳ theo hoàn cảnh sinh sống. Nhiều nơi ở tỉnh, quận, huyện, có đền thờ Đức Quốc tổ Hùng Vương, biểu hiện đứng đầu vừa là nền tảng, cốt lõi của đạo thờ gia tiên của dân tộc Việt, chứng tỏ người Việt ở đâu và bao giờ cũng nhớ công lao của Đức Quốc tổ, của gia tiên, một tín ngưỡng vừa là niềm tin sắt đá về nguồn gốc chủng tộc rất thiêng liêng, kỳ diệu, không mấy dân tộc nào trên thế giới có được.


Đăng bởi: du lịch việt

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946