Administrator

Tin tức - 17/11/2018 - 583 Lượt xem

Phát Triển Mưu Sinh Thời Khẩn Hoang Tại Nam bộ

Thời kỳ khẩn hoang nam bộ đã trôi qua, nhưng dư âm trong nó vẫn còn lắng đọng trong lòng nhiều người dân nơi đây trên mảnh đất đã một thời gắn bó thân quen với họ. Vùng đất Hậu Giang xưa chẳng những hoang dã, ngập úng, còn đầy chướng khí. Người Việt thiên di vào khai phá canh điền ngoài việc đương đầu với thú dữ, còn phải đương đầu với những cuộc chiến liên tục do các phe phái Khmer tranh chấp quyền lực với nhau, sự xâm lấn, tàn phá của đám quân xiêm hiếu chiến và sự can thiệp quân sự của chính quyền đàn trong.

khuẩn hoang nam bộ

hình ảnh: khẩn hoang nam bộ

Việc định cư thật khó khăn: không thể trồng trọt hoa màu lâu dài. Nhiều khi phải bẻ trái non để ăn trước khi chạy lánh khói lửa, tên đạn chết chóc. Bở vậy, người nam bộ về sau có thói quen ăn rất nhiều rau sống, chuối non, mít non, bần chua, xoài sống, khế và chùm ruột sống,… rau lắm thứ ở ngoài vườn ruộng, ngoài biền nước như rau chốc, rau chiếc, rau đắng, rau càng cua, rau má, ngay cả một loại bông như bông điên điển,.. cũng bẻ lấy để ăn sống.

Có lẽ không mấy dân tộc trên thế giới phải ăn rau cỏ sống và nhiều như người nam bộ. Nhưng bù trừ người Nam Bộ nhờ ăn các thứ rau sống đó, khám phá ra một số loiaj có tính “nên thuốc” trị ngừa một số bệnh.

Ngay cả một vài thứ bánh được làm ra có tính dự trữ để ăn thay cơm. Bánh chưng được cải biến thành bánh tét, để rõ nước, xỏ xâu nhiều đòn, đeo máng trên cổ vai khi chạy loạn hoặc đi trên đường dài nhiều ngày, có thể tét hoặc cát từng khoanh, vừa đi vừa ăn khi đói. Đa số người di dân đều có sẵn ba cái bị vải để quàng lên người bất cứ vào lúc nào nếu phải ra đi tới một nơi chốn khác.Ba bị vải này dùng để: một cái đựng quần áo, một cái đựng thức ăn và cái còn lại dùng để đặt con nhỏ vào mà chay thoát đi (khi gặp loạn). Thường trong những lúc chạy giặc, trẻ con bị bỏ vào sẽ hoảng sợ khóc thét lên. Chính vì vậy cho đến ngày nay, ở thôn quê, người ta thường nhác con nít bằng cách hăm he bỏ chúng vào bị của … “ông ba bị” bắt.

Trong thời kỳ khẩn hoang nam bộ, những người Minh Hương tới cùng chia sẻ với những người di dân khốn khổ. Ngoài công việc bình định, họ cùng khai thác sản xuất các nguồn lương thực, phổ biến cách làm không thức ăn để dành lâu hơn, và cũng có nhiều món ăn mới được giới thiệu trong cộng đồng người Việt. Lạng xưởng, vịt không, thị kho, hột vịt muối, cải muối, bún gạo khô, rượu đậu nành, tương bột, nước tương, vịt, heo quay, tàu hũ ky, đậu hũ… là những lương thực phòng ngừa đói kém, dùng để lâu ngày, theo kinh nghiệm của người hoa đã từng sống theo thời kỳ khắc nghiệt, thiếu lương thực ở miền nam Trung Quốc thời xưa. Những thực phẩm ấy cũng làm tăng khẩu vị, giúp phong phú văn hoá nghệ thuật ăn uống ở Nam bộ, đồng thời cũng dùng để chế biến cung ứng nguyên liệu thực phẩm dồi dào miền này để xuất ra thị trường rộng lớn cả nước và các nước bên ngoài.

Khi tình hình an ninh cho phép, việc canh tác được xúc tiến cật lực. Những kết quả trồng trọt bao gồm nhiều thứ nông sản được chuyển đi trao đổi buôn bán với quy mô ngày càng rộng lớn. Người gốc triều châu còn sáng ý khai thác một nguồn lợi giúp cho việc cày cấy thăng tiến ít người nghĩ ra được. Họ tổ chức chăn nuôi quy mô lớn tại các vùng ngập nước không thể canh tác được như ở vùng Thất Sơn. Họ tận dụng môi trường rộng lớn này để chăn nuôi giống thú rất cần cho nông nghiệp là trâu, giống thú duy nhất có thể sinh trưởng được ở vùng ngập lầy. Họ có những đàn trâu hàng ngàn con để cung cấp cho những vùng đồng lúa.


Đăng bởi: du lịch việt

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946