Administrator

Tin tức - 15/11/2018 - 361 Lượt xem

Những Người Có Công Mở Rộng Nam Bộ

Trong quá trình hình thành, mở rộng nam bộ đã góp phần lớn của nhiều dân tộc khác nhau. Trọn 100 năm trong thế kỷ thứ 17, vùng đất rừng hoang vu đầy ác thú và bí hiểm đã liên tục đổi thay.  Tiếp theo đó là vào thế kỷ 18, 19 đã trở thành vùng đất cải tạo phát triển tiềm năng, sau cùng là vùng đất nông nghiệp giàu có đứng hàng đầu đông nam á.

Kỳ công phá rừng, vỡ đất gò, bồi lấp đất trũng tạo nên ruộng rẫy trồng trọt bạt ngàn đến mức “cò bay thẳng cánh” và sông nước tuy chằng chịt, vẫn tấp nập đông vui như ngày nay là do nổ lực của nhiều người tầng lớp thế hệ họ, lưu dân người Việt, thêm nữa còn có các dân tộc anh em này trở thành ruột thịt.

mở rộng nam bộ

Hình ảnh: công trình chăm pa.

Các dân tộc anh em này là người Minh Hương gốc Hoa, mở rộng nam bộ nay đã trở nên người Việt thuần thành, người Chăm, người Khmer, người Côn Man,.v..v.. nhờ sự hợp lực gìn giữ, tài bồi của nhiều tầng lớp người như thế nên miền đất phía Nam trở thành thịnh vượng, có nếp sống văn hoá rất đặc thù.

1. mở rộng nam bộ Người Minh Hương.

Người này gốc Hoa, sinh vào cuối đời Minh, vốn không chịu đầu phục nhà Mãn Thanh, rời bỏ quê hương đất tổ pử phía nam Trung Hoa, sang nước ta sinh cơ lập nghiệp và sát cánh với người Việt tài bồi miền đất Nam Bộ.

Sử sách ghi lại, vào năm 1679, tướng nhà Minh là Thắng Tài Trần Thượng Xuyên, tổng binh, cùng phó tướng Trần An Bình được phép của chúa Nguyễn dẫn binh trên chiến thuyền vào cửa Cần Giờ, đến đất Đồng Nai khai hoá định canh định cư lập chợ như Nông Nại Đại Phố (Cù Lao Phố Biên Hoà_và chợ ven sông Sài Gòn (khu cột cờ Thủ Ngữ) để giao thương. Có nhiều ghe tàu người ngoài tới buôn bán, trong đó có tàu Nhật Bản và Trung Hoa.

Một cánh quân khác thuộc nhà Minh, cùng đi một lượt với Trần Thương Xuyên vào đất Đại Việt, do tướng Dương Ngạn Địch chỉ huy, được chúa Nguyễn cho phép vào cửa Tiền định cư tại Vũng Cù, lập ra Mỹ Tho đại phố, tức thành phố Mỹ Tho ngày nay. Vào năm 1679, Mỹ Tho đại Phố là một trong 3 trung tâm thương mại lớn nhất Nam bộ vào giữa thế kỷ 17: cù lao Phố, còn gọi là Nông Nại Đại Phố, Mỹ Tho Đại Phố và Hà Tiên.

Hà Tiên ngày nay, xưa kia là đất Mang Khảm đã được Mạc Cửu (họ Mạc Trung Hoa) khai phá cùng với sự hợp lực của đoàn người lưu cư Việt từ vùng Quảng Nam vào bằng đường biển. Mạc Cửu cũng là người dân nhà Minh, rời bỏ quê hương tại huyện Hải Khang, phủ lôi châu tỉnh Quảng Đông, đưa gia quyến lên thuyền xuôi về phương nam, tha phương cầu thực, không rõ Mạc Cửu đến đất Mang Khảm chính xác vào thời gian nào sau năm 1671, theo Gia Định thành thông chí ghi chép thì số tuổi Mạc Cửu vào khoảng 25.

Thấy cảnh quan đất Mang Khảm có nhiều tiềm năng để khai thác, xây dựng thành một vùng đất hấp dẫn thịnh vượng nên Mạc Cửu khai hoang cùng các đoàn lưu dân Việt lập nên 7 xã thôn đầu tiên gồm 1 xã đảo ở Phú Quốc (xã cổ Hàm Ninh ngày nay) và 6 xã ở ven bờ vịnh Rạch Giá – hà Tiên gồm Cần Vọt, Rạch Giá, Trũng Kè, Vũng Thơm và Cà mau. Về sau vùng Hà tiên có một thời bao quát tới Châu Đốc – Long Xuyên, Cần Thơ, nghĩa là lớn rộng cả vùng Hậu Giang bây giờ. Khởi đầu Mạc Cửu có ý định lập giang sơn riêng, với số “tôi dân” gồm người Việt, người Hoa và người Chân lạp kể cả người Bồ Đà (người đảo Java Indonesia).

Nhưng vì chịu sức ép quân sự liên tục của vương quốc Khmer và sự tấn công của quân Xiêm liên tiếp, Mạc Cửu thấy mình thế cô, liền đem toàn bộ lãnh thổ dưới quyền của mình đầu phục, dâng nạp cho chúa Nguyễn để nhờ sự che chở của nhà chúa.

Do đó, lãnh thổ Đại Việt kéo dài thêm  ra cho tới ngày nay.

2. mở rộng nam bộ Người Chăm – Côn Man.

Người chân lạp ở phía vùng đất cao thường hay quấy rối, trong khi triều đình của họ vẫn thường hay xảy ra những cuộc tranh chấp quyền lực giữa những người trong cùng gia đình hoàng tộc. Mùa xuân năm bính tý (1756) quân chân Lạp tấn công người Côn Man, là người Chăm tản lạc vào vùng đất biên giới Tây Ninh – Hậu Giang ngày nay.

Chúa Nguyễn sai tướng Ngũ Dinh đi đánh dẹp, cứu những người khốn khổ này. Người Côn Man vốn là người chăm gốc ở Thuận Thành vùng Bình Thuận. Quân ngũ Dinh do cai đội Thiện Chính (không rõ họ) làm thống suất, Nguyễn Cư Trinh lúc bấy giờ làm ký lục dinh bố chính, được cử làm tham mưu.

Khởi đầu, ở vùng đất Vô Tà Ân (không rõ chổ nào, tuy nhiên có thể là trên vùng đất Chân Lạp, gần biên giới Việt Nam – Campuchia ngày nay về phía bắc đồng tháp Mưới) vào mùa khô cây cối rậm rạp, Thiện Chính không thể đem chiến thuyền từ Mỹ Tho băng qua Đồng Tháp Mười để lên tới được.

Nghe tin người Côn Man bị nguy cấp, Nguyễn Cư Trinh tức tốc dẫn binh bản bộ tới cứu kịp, đưa được hơn 5000 người dân Côn Man về đóng ở chân núi Bà Đen (Tây Ninh). Người Côn Man được định cư tại đây, các thanh niên Côn Man được tuyển làm quân hướng đạo.

Kể từ đó người Côn Man trở thành người dân Việt thuần thành ở địa phương, vùng Tây Ninh ngày càng phát triển rộng.

3. mở rộng nam bộ Người Chân Lạp.

chân lạp

Hình ảnh: Kiến trúc người Chân Lạp.

Qúa trình mở rộng nam bộ, dân chính gốc (dân thổ cư nên người xưa gọi tắt là Thổ hay Đàng Thổ: khu vực người dân Chân Lạp). Người Chân lạp sống rời rạc trong vùng hiểm địa, gần như hoàn toàn ẩn kín trong rừng sâu.

Người Khmer dựng liều hay nhà trên sàn cao để chống ác thú và ngừa lũ lụt. Mái lợp tranh hay cỏ khô. Họ thường chiếm các vùng đất khô đểleen giồng luống trồng khoai củ, còn phía đất thấp trũng gần nơi cư trú của họ dùng làm nơi cấy lúa, loại càn đông,noạ đen, nếp than, lúa sớm để ăn liền.

Họ không siêng năng tận lực khai phá, do e ngại rừng rú nguy hiểm. Phần khác, nhân lực của họ quá ít người, hơn nữa do tín ngưỡng truyền thống, họ quan niệm cuộc sống cõi đời này là tạm bợ, không cần phải trang bị cho ngày càng khá hơn.


Đăng bởi: du lịch việt

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946