Administrator

Tin tức - 14/11/2018 - 441 Lượt xem

Người Dân Việt Ở Chân Lạp Vào Đầu Thế Kỷ 17

Cư dân Việt do bản chất cởi mở, dễ hoà đồng nhất là bao giờ cũng thuần hậu nên được lòng mọi người bản xứ… Thời đó người việt ở chân lạp đã mở được nhiều xưởng đóng tàu, thuyền để di chuyển theo dòng sông và cũng đóng tàu cho nhà nước Kambuja các cấp.

người việt ở chân lạp

Chổ người Việt cư trú, người Chân Lạp gọi là “Srock Young”. Srock cũng phát âm là Sóc là làng ấp, Young, đọc hay nói là Duồng, do phát âm tiếng Vương, Ý của 4 từ gốc là An Nam Quốc Vương, chỉ vua người Việt. Cũng hàm ý là “người của vua nước Việt”. Người chân Lạp gọi tắt người Việt là Duồng, chữ cuối của 4 từ vừa kể. Tình hình sinh sống của người dân Việt ở vùng đất thấp trũng ở phía nam thuộc hạ lưu sông Mê Công (phần đất liền Tây Nam Bộ và khu vực Tiền Giang ngày nay) thì tình hình lại khác.

Cả một khu vực rộng lớn trũng thấp này bị hoang phế vì bị ngập nước, nên được gọi là Thuỷ Chân Lạp hay là Đàng Thổ, kể từ khi đến quốc Phù Nam tiêu vong vào thế kỷ thứ 6 và cư dân Kambuja không thể sinh sống được sau khi chiếm đóng trong suốt hơn 1 thiên niên kỷ.

Thực tế vùng này cho đến thế kỷ thứ 17 hoàn toàn là vùng hoang dại, đất đai sũng úng, sình lầy ở khắp nơi, sông rạch chằng chịt âm u, được kể là vô chủ là thích hợp cho các loài ác thú sinh sống, phát triển như kình, cá sấu ở sông nước, đầm lầy, trên cạn thì rừng gai góc ngút ngàn, hiểm trở lại thêm rừng xác đầy rẫy ven biển (một vùng biển cả bao bọc già nửa phần đất ngập mặn, tạo nên u linh, ma quái, vắng bóng người) hùm, cọp, beo gấu, trăng,.. tha hồ tung hoành chiếm lĩnh cuộc sống của con người.

Vùng bến tre, cửa ngõ sông Mê Công đổ ra biển đầy rẫy cọp đủ loại vằn vện, kể cả cọp trắng, cọp đen, tranh giành quyền lãnh chúa sơn lâm. Ngay cả vùng Gia Định thành vào thế kỷ 18, cọp rừng sác Cần Giờ lần mò về đến khu vực Tâng Kiểng, chợ Lớn khiến quan quân khổ công vây bắt mấy ngày. Vùng Thất Sơn, Châu Đốc cũng lắm hùm, hạm, trăn nưa, cá sấu. Đó là chưa kể đến rừng U Minh có biết bao nguy hiểm…

Cả một vùng hoang dã này từ 3 thế kỷ trước đó chưa có dấu vết làng ấp của một quốc gia nào, đừng nói chi là một cơ sở hành chính nhỏ, ngoài một vài ngóm cư dân ít ỏi người bản thổ, mà lưu dân người việt gọi là ” thổ dân”.

Từ cuối thế kỷ 8 đến thế kỷ 14, nước Chân Lạp bị quân Java ( thời ấy là Mã Lai) giày xéo, phải thuần phục, kế tiếp lại thêm quân Xiêm thống trị. Trong thời gian này có những trận đánh nhau khá khốc liệt tại biên giới Xiêm quốc và Chân Lạp. Một số đông quân lính Chân lạp mất tinh thần, hoảng loạn, đào ngũ, chạy trà trộn vào dân chúng bao gồm Chân Lạp, Mã Lai, và chiêm Thành… tản mác mọi nơi. Một số ít chạy xuống Thuỷ Chân Lạp, bất chấp ác thú, ẩn náu trong rừng sâu.

Tới thế kỷ 16, thế lực và xã hội Chân Lạp sút kém sa đà, đất đai ngày càng bỏ hoang, nội loạn trong hoàng gia, người trong tộc họ tranh chấp đổ máu, dân chúng ngày càng ly tán.

Tới đầu thế kỷ 17, ở đàng trong nước ta chúa Nguyễn ngày càng củng cố thực lực. Chiêm Thành chỉ còn tiểu quốc Panduranga ở Phan Rang. Vào năm 1653, người Chăm pa đã tự động bỏ vùng Kaut Hara (lãnh địa của thị tộc Cau) kể cả tháp Bà Mẹ xứ sở của họ ở vùng Nha Trang. Người Việt tiếp thu, tiến dần vào phương nam. Đến 44 năm sau vào năm đinh Sửu (1697) Chưởng cơ lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh đặt định hành chính tại Bình Thuận, qua năm sau, Mậu Dần 1689) tiến vào đất Đồng Nai, Gia Định.

Cần nhắc lại rằng trước đó 78 năm, kể từ năm 1620, người việt ở chân lạp đã đi lại tự do thoả mái trên đất Chân Lạp, sau cuộc hôn nhân của vua Chey Chetta II với công chúa Ngọc Vạn, con gái của chúa Nguyễn Phước Nguyên. Cuộc hôn nhân này có mục đích: Vua Chân Lạp muốn dựa vào thế lực của chúa Nguyễn để chống lại quân Xiêm, còn phía Đại Việt, chúa Nguyễn muốn dùng tình thân, giữ tinh thần hoà điệu lân bang để chuẩn bị tiến bước khai hoang, vỡ đất vùng hoang địa Thuỷ Chân lạp, Do đó, việc đi lại của 2 nước rất tự do, thoải mái ở cả hai bên lãnh thổ của nhau.

Tới đây, có lẽ phải xét tới một ý tưởng và cũng là một câu hỏi: Ai là người việt đầu tiên đến đất Chiêm, đã tới đất Bình Thuận, cuối Nam Trung Bộ ngày nay? và ai là người Việt đầu tiên đã đến đất Chân Lạp tiên khởi ?

Câu trả lời: có lẽ đó là những người phụ nữ Việt. Huyền Trân Công Chúa cùng chồng là vua Chăm Chế Mân đến một khu vực phía Nam Trung Bộ (Bình Thuận ngày nay) tìm thấy một nguồn suối nước khoáng kỳ diệu nên đặt tên là Vĩnh Hảo, có nghĩa là vĩnh viễn hảo huyền. Sự kiện này xảy ra, theo dã sử huyền thoại vào thế kỷ thứ 13.

Người vào đất Lục Chân Lạp đầu tiên là công chúa Ngọc Vạn, thời Chúa Nguyễn của thế kỷ 17.


Đăng bởi: du lịch việt

5/5 - (1 bình chọn)
Thẻ:

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946