Thủ đô Hà Nội có hai lễ hội Gióng, một ở Sóc Sơn diễn ra vào ngày 6/1 và một ở Gia Lâm để tưởng nhớ đến công lao to lớn của Thánh Gióng. Lễ hội Gióng tại Gia Lâm diễn ra muộn hơn và có những nét đặc trưng, thu sự quan tâm của khách du lịch Hà Nội.
Lễ hội Gióng Phù Đổng là lễ hội lớn nhất của thành nam là lễ hội chung của hai làng Đồng Phù và Vô Hoan hiện nay thuộc xã Nam Mỹ.
Theo truyền thuyết vua Trần Phế Đế, vị vua thứ 12 của triều đại nhà Trần, bị cường quyền tiếm ngôi, thái tử là Trần Chiêu Đức liền cải trang lánh về làng Đê Kiều ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Giang làm nghề đúc Đồng. Một thời gian sau, ông trở về làng Vô Hoan thuộc phủ Thiên Trường và truyền nghề đúc đồng cho dân trong làng. Ông lại sửa sang chùa Vĩnh Vinh ở làng Vô Hoan cho em gái là công chúa Bảo Vân trụ trì.
Hình ảnh: hội gióng Phù Đổng.
Trần Chiêu Đức sinh con trai là Trần Tông Môn và Trần Tông Môn kết duyên với bà Trần Thị Văn sinh được hai người con trai. Mười năm sau một đêm bà Trần Thị Văn nằm mơ thấy hai sứ giả mặc áo xanh đưa lên thiên đình gặp thượng đế nhận truyền chỉ Đệ tam Ngọc Nữ giáng sinh vào họ Trần để cưu dân độ thế.
Sau đó bà sinh được một người con gái đặt tên là Ngọc Trân. Lớn lên Ngọc Trân có nhan sắc xinh đẹp, có tứ đức, chỉ ở nhà dệt vải và làm thuốc, không chịu lập gia đình. Gặp năm khắp Thiên Trường bị dịch bệnh tả tàn phá, bà Ngọc Trân liền pha chế “Hồng Ngọc Sương Hoàn” để trị bệnh cứu dân lành.
Năm 21 tuổi bà Trần Thị Ngọc Trân mất, vua Lê tặng sách phong là Quế Hoa công chúa Thượng đẳng thần và đặc sắc cho nhân dân ở 2 làng phụng thờ. Nhân dân nhớ ơn bà liền xây lăng mộ ở xứ Đồng Quang, lập đền thờ ở Chợ Bùa, tức đền Đồng Phù ngày nay, ở làng Vô Hoan là đền Vô Hoan – nơi sinh thánh.
Từ đó hàng năm nhân dân hai làng Đồng Phù và Vô Hoan thường tổ chức tế lễ hội Gióng vào ngày 13 tháng giêng và mở hội từ ngày 10 – 15 tháng 3 âm lịch. Ngày mồng 6 tháng 3 là cờ đại kéo lên, cửa đền được mở, hai làng bắt đầu nghiễm quân. Ngày mồng 9 có tế khai hội gồm có tế nam quan và tế nữ quan. Đến ngày hội, không khí tưng bừng náo nhiệt, mở đầu lễ hội là lễ dâng hương, tiếp theo là đám rước hương án, bát bửu, chấp kích, kiệu (kiệu long đình, kiệu bát cổng, Kiệu võng), phường bát âm, múa rồng, múa sư tử… Ngoài ra, còn có hát chèo, chầu văn, các trò vui chơi, thi dệt vải, chọi gà, đánh đu, đấu bóng, đầu cờ người, cờ bởi….
Lễ hội Gióng trở thành truyền thống, hình thành hình thức sinh hoạt văn hoá làng xã lành mạnh, những mệt nhọc, lo toan sau ngày mùa vất vả đươc giải toả để bước vào những ngày lao động mới, hạnh phúc, vui vẻ.